BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ ƯỚC NĂM 2018
Kinh tế - xã hội năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa ổn định; chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng; khoa học công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ở trong nước, kế thừa thành tựu hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của ta lớn mạnh hơn nhiều, nhưng vẫn còn những hạn chế, yếu kém tích tụ từ trước; thiên tai, bão lũ gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống tại nhiều địa phương.

Trong tỉnh nền kinh tế có bước khởi sắc, vị thế của Tỉnh được nâng lên; Tuy nhiên trong năm khó khăn nổi lên là tình hình hạn hán cục bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành và địa phương thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; ban hành kịp thời các Nghị quyết, Chỉ thị nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng các ngành, lĩnh vực. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực và tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Trên cơ sở số liệu thống kê chính thức 11 tháng và dự ước tháng còn lại, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018 cụ thể trên các lĩnh vực như sau:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh

Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) năm 2018 ước tăng 8,03% so với năm 2017; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,6%, đóng góp 1,9 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,71%, đóng góp 2,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,2%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 5,59%, đóng góp 0,34 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó ngành nông nghiệp tăng 0,92% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp tăng 5,42%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản  đã khởi sắc tăng khá cao 10,31% ( năm 2017 ngành này tăng cao 18,89 %), đóng góp 1,73 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng; trong đó ngành công nghiệp tăng 12,02% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,46 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung trong đó ngành khai khoáng tăng khá cao 33,12%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,83%, đóng góp 1,02 điểm phần trăm; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt… giảm 6,88%, đóng góp -0,1 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 19,09%, đóng góp 1,42 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; vận tải kho bãi tăng 11,19%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,84%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 8,92%, đóng góp 0,67 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,54%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; hoạt động giáo dục và đào tạo, đạt mức tăng 6,21%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm…

Về cơ cấu kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 35,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,28%; khu vực dịch vụ chiếm 38,08%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,87% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 36,14%; 19,18%; 38,68%; 6,0%)

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2017 và 2018


 

Tốc độ tăng so với

năm trước (%)

 Đóng góp của các

 khu vực vào tăng trưởng  năm 2018

 

 

        Năm 2017

Năm 2018

(%)

 

  Tổng số

    + 11,26

   +8,03

         +8,03

 

T. đó: - Nông, lâm và thuỷ sản

     +17,46

  +5,60

          +1,90

 

          -Công nghiệp - xây dựng

    + 2,79

+14,71

       +2,89

- Dịch vụ

    + 11,7

      +7,20

       +2,91

 


  + Kim ngạch xuất khẩu đạt 85 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2017.

+ Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2018 tăng 3,88% so với cùng kỳ  năm 2017.

+ Dân số trung bình là 612.400 ngư­­­ời, tăng 0,89% so với năm 2017.

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên 11,27%o, giảm 0,39%0 so cùng kỳ năm 2017.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.1. Đánh giá sơ bộ tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2018

a. Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 81.715 ha, giảm 6,06% so năm 2017; trong đó, lúa đạt 42.939 ha, giảm 11,35%; cây ngô và cây lương thực có hạt khác đạt 12.050 ha, giảm 7,9%; cây lấy củ có chất bột đạt 4.754 ha, tăng 50,4%; diện tích cây mía thu hoạch đạt 3.534 ha, tăng 5,1%, cây có hạt chứa dầu đạt 1.135 ha, giảm 6,3%, cây rau đậu hoa cây cảnh đạt 12.823 ha, giảm 4,8%; cây gia vị, dược liệu hàng năm đạt 1.011ha, tăng 16,9% và cây hàng năm khác đạt 3.388 ha, tăng 7%...

Dự ước năng suất lúa cả năm 2018 đạt 58,6 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha so năm 2017, Ước sản lượng lúa cả năm đạt 252,47 nghìn tấn, giảm 8,7% so năm 2017; sản lượng lương thực có hạt đạt 302,936  nghìn tấn, giảm 7,5% so năm 2017. Nguyên nhân giảm diện tích là do về thời tiết, không đảm bảo nước tưới, nhất là vụ mùa, gieo cấy không kịp thời; tuy nhiên bên cạnh đó cây trồng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh và hầu hết năng suất các loại cây trồng năm 2018 đều tăng.

Diện tích mô hình sản xuất cánh đồng lớn trong năm 2018 đạt 1.333,6 ha, bằng 93,6%  kế hoạch, trong đó:  có 10 cánh đồng lớn lúa với diện tích 1.217 ha; 01 cánh đồng lớn ngô giống huyện Ninh Phước với diện tích 80 ha; 01 cánh đồng lớn sản xuất mía tại xã Phước Thắng, huyện Bác Ái với diện tích 25,6 ha và 01 cách đồng măng tây xanh huyện Ninh Phước với diện tích 11 ha.

Diện tích cây lâu năm hiện có 11.882 ha, tăng 0,6% so năm 2017; nguyên nhân tăng do diện tích trồng mới trong năm nhiều, thay thế một số cây già cỗi cho năng suất thấp nên chặt phá và trồng những cây trồng khác; Diện tích nhóm cây ăn quả đạt 5.950 ha, chiếm 50,3%, tăng 1,4%, trong đó: Diện tích cây nho đạt 1.249 ha, tăng 2,3%; diện tích cây táo đạt 1.017 ha, tăng 1,2%; diện tích cây xoài đạt 421 ha, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích điều hiện có 4.529,2 ha, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2017.

Năng suất và sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu

Cây nho diện tích cho sản phẩm hiện có 1.249 ha, tăng 2,3% so cùng kỳ, diện tích cho sản phẩm đạt 1.162 ha, tăng 3,3% so cùng kỳ; năng suất ước đạt 225,6 tạ / ha, giảm 1,1%, do ảnh hưởng lũ lụt của bão số 9 làm một số diện tích nho cho sản phẩm sắp thu hoạch bị ngập, giảm năng suất; nguyên nhân do năng suất tăng và diện tích thu hoạch tăng. Cây táo tăng do một số diện tích cây trồng khác những năm trở lại đây chuyển sang trồng táo nên diện tích tăng, diện tích đang cho sản phẩm đạt 982,1 ha, tăng 9,9%, tập trung phát triển nhiều ở huyện Ninh Phước, TP Phan rang-Tháp chàm. Sản lượng táo ước thu hoạch đạt 28.341 tấn, giảm 6,2% so cùng kỳ, do diện tích thu hoạch và năng suất giảm ( nguyên nhân là khi vào thời kỳ trỗ bông và đậu trái gặp mưa lớn kéo dài làm trái bị úng, thối và rụng). Cây xoài diện tích đang cho sản phẩm đạt 340,2 ha, giảm 5,2%; sản lượng thu hoạch ước đạt 4.094 tấn, giảm 17,6% so cùng kỳ, giảm do diện tích thu hoạch và năng suất giảm; Cây điều diện tích cho sản phẩm đạt 2.753 ha, giảm 5,8%, sản lượng thu hoạch 807 tấn, bằng cùng kỳ (tuy diện tích giảm, nhưng năng suất lại tăng ).

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp năm 2018; thời tiết thuận lợi cho cây trồng phát triển, dịch bệnh trên cây trồng được kiểm soát chặt chẽ, giá cả tiêu thụ nông sản được đảm bảo, chất lượng giống cây trồng từng bước đã được nông dân quan tâm đưa vào sản xuất đạt năng suất và chất lượng cao.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là nguồn nước cho sản xuất vụ mùa khô hạn, thiếu nước trầm trọng, diện tích lúa và các loại cây trồng khác giảm, cuối vụ mùa do ảnh hưởng cơn bão số 8 và áp thấp nhiệt đới nên xảy ra lũ quét làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; cơ cấu giống chưa đạt theo yêu cầu đề ra cho từng vụ, thời vụ gieo cấy một số nơi còn kéo dài, dẫn đến trên một cánh đồng tồn tại cùng một lúc nhiều trà lúa; nhiều giống lúa nhiễm rầy nặng được khuyến cáo không đưa vào cơ cấu giống gieo trồng nhưng bà con nông dân vẫn còn gieo trồng ở một số nơi nên tạo điều kiện cho rầy nâu và các bệnh khác dễ sinh trưởng phát triển. Đồng thời nhiều trà lúa khác nhau đã gây khó khăn trong việc điều tiết nước cho sản xuất; mặt khác nhận thức của một bộ phận nông dân về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong cơ chế kinh tế thị trường còn thấp, tập quán canh tác truyền thống, độc canh, nhỏ lẻ vẫn còn phổ biến, tình trạng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật đầu tư vẫn còn xảy ra nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, từ đó sản phẩm tạo ra tính cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

Trong 2 ngày 17-18/11, hoàn lưu bão số 8 đã cung cấp thêm nguồn nước tích đáng kể cho các hồ chứa trong tỉnh đang ở mức quá thấp. Tiếp đến do ảnh hưởng rìa tây Bắc hoàn lưu bão số 9, từ ngày 24 - 25/11 tỉnh Ninh Thuận đã có mưa to đến rất to trong đất liền đến sáng ngày 26/11, lượng nước tại 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh đạt 180,82/ 194,49 triệu m3 nước, bằng 92,97% dung tích thiết kế; nước đầu nguồn tiếp tục đổ về, nhiều hồ phải xả lũ khẩn cấp (Tân Giang, CK7,…) gây ngập úng một số vùng ở hạ lưu. Tuy nhiên nước rút nhanh, nên cây trồng vùng ngập lụt đã được hạn chế thiệt hại.

* Sơ bộ thiệt hại bão số 9 đối với nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh

- Trồng trọt: Diện tích cây nông nghiệp bị ngập là 4.226,43 ha (lúa 2.957,8 ha, bắp 120,7 ha, hoa màu các loại 828,43 ha; nho, táo 244 ha; cây ăn trái khác 75,5 ha)

- Chăn nuôi: Gia súc, gia cầm bị thiệt hại lũ cuốn trôi có 13 con bò, 69 con heo, 92 con dê cừu và 82.355 con gia cầm.

- Thủy sản:  Diện tích nuôi tôm bị ngập 12,5 ha và sạt lở 3,2 ha; tôm nuôi bị thiệt hại 0,7 ha; ngập 12 ha nuôi thủy sản quảng canh tự nhiên; thiệt hại 60 bè/200 lồng nuôi thủy sản và 7 ha rong sụn.

Thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 9 đối với tỉnh về nông và thủy sản các ngành chức năng ước khoảng 259,7 tỷ đồng, trong đó trồng trọt thiệt hại 213,7 tỷ đồng, chăn nuôi 8,1 tỷ đồng, nuôi trồng thủy sản 37,9 tỷ đồng.

b. Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi của tỉnh trong năm đảm bảo an toàn dịch bệnh và hiệu quả. Ngay từ đầu năm 2018, các ngành chức năng đã có quy hoạch phát triển đàn gia súc tỉnh nhà phù hợp điều kiện tình hình của tỉnh, cơ cấu tổng đàn vật nuôi phát triển dần phù hợp, cộng thêm giá cả thực tế tăng đối với các sản phẩm chăn nuôi, nhất là dê, cừu nên giá trị ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch đáng kể, các trang trại, gia trại có lãi và tiếp tục phát triển đàn.

Kinh tế tư nhân phát triển sâu về công nghệ khép kín, quy mô được mở rộng và số lượng đạt 52 trang trại, tăng 13 trang trại so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt đã hình thành chuỗi liên kết chăn nuôi heo với Công ty CP đầu tư 48 trang trại (trong đó có 01 trang trại heo và 01 trang trại gà công nghệ lạnh), chuỗi dê, cừu Triệu Tín; các trang trại chăn nuôi gia súc có sừng hầu hết đều chủ động trồng cỏ; áp dụng các dịch vụ kỹ thuật về thú y, chuồng trại, thức ăn tinh trong chăn nuôi, ngăn chặn có hiệu quả các đợt dịch bệnh gia súc, gia cầm, công tác tiêm phòng ngày càng chủ động đạt tỷ lệ 80%-85% mỗi loại bệnh cho tổng đàn gia súc có sừng và với hiệu quả kinh tế đạt khá, các trang trại, gia trại đang phục hồi đàn.

Theo kết quả điều tra thời điểm 1/10/2018; Chất lượng đàn gia súc ngày càng được cải thiện với việc tuyển, nhập một số giống mới, tỷ lệ sind hóa đàn bò đạt 41% tổng đàn, tỷ lệ dê cừu lai đạt gần 90%. Kết quả cụ thể như sau:

- Đàn trâu:

Tổng đàn và quy mô nuôi nhỏ, xu hướng đàn duy trì và giảm nhẹ, đàn trâu hiện có 3.845 con, giảm 0,4% so cùng kỳ. Do giá giảm làm số con xuất chuồng giảm 3,8%; trọng lượng bình quân/con, giảm 34,6kg/con, sản lượng bán giết thịt trong năm 125 tấn, giảm mạnh 18,3% so cùng kỳ do xu hướng tiêu dùng thịt bò nhiều hơn. Trâu nuôi một số ít sử dụng vào cày bừa, đa phần là nuôi bán giết thịt cho việc cúng tế của đồng bào dân tộc trong tỉnh và bán ngoài tỉnh.

- Đàn bò:

Kết quả rà soát tại thời điểm 01/10/2018, đàn bò hiện có 120.018 con, tăng 6,7% so cùng kỳ (trong đó: bò lai 49.207 con, chiếm 41% tổng đàn, số con bò lai tăng 11,7% so cùng kỳ). Do giá tăng nên số con xuất chuồng tăng 7,8%, trọng lượng bình quân/con giảm (21,3 kg/con) hơn năm trước, sản lượng bán giết thịt trong năm đạt 4.229 tấn, giảm 5,6% so cùng kỳ.

Bò nuôi tập trung nhiều nhất ở huyện Bác Ái 23.111 con, chiếm 19,3%, tăng 19,5% so cùng kỳ; kế đến là Ninh Phước 22.592 con chiếm 18,8%, giảm 1,8%; Thuận Nam 19.874 con chiếm 16,6%, giảm 0,3%; Thuận Bắc 19.583 con chiếm 16,3%, bằng cùng kỳ; Ninh Sơn 18.967 con chiếm 15,8%. giảm 2,9%; Ninh Hải 12.303 con, tăng 37,7%; PR-TC 3.588 con chiếm 3%, tăng 68,4%. Trong năm có 4 huyện có đàn bò ổn định, giảm nhẹ; 3 huyện, thành phố tăng cao là PR-TC tăng 68,4%, Ninh Hải  tăng 37,7%, Bác Ái tăng 19,5% một phần hiện nay bò có giá, nhiều hộ thành thị (PRTC) đầu tư nuôi gửi các huyện khác ngày nhiều hơn, cộng thêm các huyện còn hưởng lợi từ các chương trình dự án hỗ trợ nuôi bò cho các hộ nghèo, cận nghèo. Do vậy trong kỳ mức độ tái lập đàn tương đối cao, diện tích đồng cỏ mở rộng thêm.

  - Đàn heo:

Tổng đàn và quy mô nuôi heo trong tỉnh xu hướng nuôi ổn định và biến động nhẹ. Kết quả điều tra đàn heo ở 7 huyện, thành phố tại thời điểm 01/10/2018 có 90.340 con, giảm 2% so cùng kỳ (trong đó: heo thịt 77.426 con, chiếm 85,7% và giảm 1,8% so cùng kỳ, heo nái 12.778 con, chiếm 14,1% và giảm 4,3%). Heo nuôi ở kinh tế hộ chiếm 47,3% tổng đàn, gia trại chiếm 10,8%; trang trại chiếm 41,9%. Trong kỳ do giá tăng hơn 5,9 ngàn đồng/kg so cùng kỳ nên số con xuất chuồng sớm hơn, tăng mạnh 35,6%, trọng lượng xuất bình quân/con giảm 2,5 kg/con, sản lượng bán giết thịt trong năm đạt 16.413,2 tấn, tăng 31,7% so cùng kỳ (trọng lượng con xuất giảm nhưng tăng khá cao về số con xuất).

+Trang trại nuôi heo hiện có 39 trang trại bằng cùng kỳ, hiện nuôi 37.823 con giảm 7,4% so cùng kỳ do giá bán tăng và tần suất xuất chuồng tăng cao; trong đó: nuôi gia công cho công ty CP chăn nuôi Việt Nam 36.170 con, chiếm 95,6% và tăng 16% so cùng kỳ. Huyện có trang trại nhiều nhất là Ninh Sơn 19 trang trại, kế đến là Bác Ái 15, Ninh Phước 3, Thuận Bắc 2 trang trại. Bình quân 1 trang trại nuôi 970 con giảm 77con/TT; xuất chuồng 85.957 con, tăng 1,9 lần, bình quân xuất 107,8 kg/con, giảm 9 kg/con, sản lượng đạt 9.266 tấn (chiếm 56,4% sản lượng thịt heo toàn tỉnh), tăng 1,8 lần so cùng kỳ. Nguyên nhân làm cho sản lượng xuất chuồng tăng cao ngoài giá bán tăng mạnh từ sau tết, thị trường trong và ngoài tỉnh tiêu thụ ổn định, do kỹ thuật nuôi của loại hình này ngày càng cải tiến rút ngắn thời gian nuôi và giảm nhiều chi phí.

+Gia trại heo hiện có 182 gia trại, giảm 63 gia trại, đang nuôi 9.736 con, giảm 3% so cùng kỳ. Bình quân 53,5/ gia trại, tăng 12,5 con/ gia trại so cùng kỳ, số con xuất trong kỳ đạt 17.107 con, giảm 9,4%, sản lượng đạt 1.470,7 tấn, giảm 10,6% so cùng kỳ do số lượng gia trại giảm mạnh.

- Đàn dê, cừu:

Đàn dê cừu trong năm do giá thịt hơi tăng chậm, chi phí chăn thả ngày càng tăng, thời tiết thiếu mưa làm cho đồng cỏ và thức ăn tự nhiên ngày càng khan hiếm, một số địa phương có diện tích đồng cỏ bị thu hẹp do bị dự án điện năng hóa như Ninh Phước, Thuận Nam,.... Các hộ nuôi dê cừu hiện nay chỉ còn duy trì đàn ở những hộ nuôi ở quy mô lớn, các hộ nuôi ở qui mô nhỏ xuất chuồng nhanh để giải thể do bị thua lỗ, hiệu quả nuôi thấp.

* Đàn dê: Thời điểm 1/10/2018 hiện có 135.189 con giảm 2% so cùng kỳ. Đàn dê nhiều nhất là  huyện Thuận Nam 42.025 con, chiếm 31,1% tổng đàn, tăng 1% so cùng kỳ; huyện Ninh Phước với 41.626 con, chiếm 30,8%, giảm 15,1%; huyện Ninh Hải với 27.909 con chiếm 20,6%, tăng 24,7%; Thuận Bắc có 8.264 con, chiếm 6,1%, tăng 6,7%; Ninh Sơn có 5.605 con, chiếm 4,2%, giảm 31,7%%; Thành phố PR-TC 5.327 con, chiếm 3,9%, tăng 36,7%; thấp nhất là Bác Ái 4.433 con, chiếm 3,2%, giảm 13,3%.  Có 3 huyện có đàn dê giảm là Ninh Sơn 31,7%, Ninh Phước 15,1%, Bác Ái 13,3% làm cho tổng đàn giảm 2% do xuất chuồng có tần suất cao như Bác Ái xuất chuồng tăng 1,3 lần so cùng kỳ, Ninh Sơn 1,9 lần và Ninh Phước 1,4 lần. Sản lượng bán giết thịt đạt 1.750,4 tấn, tăng 24,6% so cùng kỳ do tăng số con bán giết thịt 14,8% và trọng lượng giết thịt bình quân tăng 2,13 kg/con.

* Đàn cừu: Hiện có 142.010 con giảm 11,8% so thời điểm 01/10/2017. Huyện có đàn cừu nhiều nhất là Thuận Nam 49.341 con, chiếm 34,7% tổng đàn, giảm 20,3% so cùng kỳ; huyện Ninh Hải 36.616 con, chiếm 25,8%,tăng 29,7%; Ninh Phước 26.186 con, chiếm 18,4%, giảm 19,5%; Thuận Bắc 5.988 con, chiếm 4,2%, giảm 7,4%; Ninh Sơn 17.269 con, chiếm 12,2%, giảm 29,7%%; Bác Ái 5.075 con, chiếm 3,6%, giảm 17%; Thành phố PR-TC 1.533 con, chiếm 1%, tăng 42,5%. Có 5 huyện, thành phố có đàn cừu giảm so cùng kỳ; giảm nhiều nhất là Ninh Sơn 29,7%, kế đến Thuận Nam 20,3%, Ninh Phước 19,5%, Bác Ái 17%, Thuận Bắc 7,4%. Tổng đàn giảm là do xuất chuồng với tần suất cao như Ninh Sơn tăng 1,3 lần, Thuận Nam tăng 2,3 lần, Ninh Phước tăng 1,2 lần; riêng Bác Ái và Thuận Bắc giảm chủ yếu là do giảm hộ nuôi. Sản lượng bán giết thịt đạt 1.931,7 tấn, tăng 22,2% so cùng kỳ do tăng cả về số con bán giết thịt 22,2% và trọng lượng giết thịt bình quân tăng 0,71kg/ con.

- Đàn gia cầm:

Trong kỳ dịch bệnh trên gia cầm được kiểm soát tốt, thời tiết ít thuận lợi để phát triển đàn, nhất là vịt chạy đồng. Đàn gà thịnh hành phát triển nuôi khoanh tại hộ được mở rộng tại các nơi thuận lợi như vườn, đất rẫy,...do vốn và công chăm sóc ít hơn chăn nuôi các loại khác. Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng đạt 4.035 tấn, giảm 7,8%. Sản phẩm thịt gà luôn được tiêu thụ mạnh tại gia đình, chợ và các quán ăn, nhà hàng,...đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng ngày, đặc biệt vào các dịp lễ tết lượng gà xuất chuồng giết thịt tăng khá cao. Tổng đàn gia cầm có đến 1/10/2018 là 1.588,99 nghìn con, tăng 5,4% so cùng kỳ.

b. Lâm nghiệp

Tình hình lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận chủ yếu vẫn tập trung vào công tác trồng, chăm sóc, phục hồi, tái sinh và bảo vệ rừng... gắn với cải thiện môi trường nhằm góp phần tạo hệ sinh thái cân bằng, ổn định và bền vững lâu dài. Tổng số diện tích rừng trồng tập trung đạt 316,49 ha, giảm 63,3% so với cùng kỳ, trong đó: diện tích rừng sản xuất trồng mới đạt 188 ha, rừng phòng hộ trồng mới đạt 128 ha. Diện tích rừng trồng giảm là do năm 2018 các công ty tư nhân không tham gia trồng rừng. Trồng cây phân tán đạt 2,61 nghìn. Sản lượng khai thác gỗ năm 2018 khu vực cá thể ước đạt 2.040m3, giảm 54,8% so với cùng kỳ, chủ yếu là khai thác rừng trồng các năm trước.

c. Thuỷ sản

Ước tổng sản lượng thủy sản năm 2018 đạt 117,07 nghìn tấn, tăng 7,95% so với cùng kỳ năm 2017; Sản lượng khai thác biển năm nay thời tiết ngư trường thuận lợi, đạt 106,79 nghìn tấn, tăng 7,9%. Năm 2018 tàu thuyền được sắm mới và cải hoán công suất lớn ra khơi, đánh bắt xa bờ dài ngày, khai thác biển chủ lực như nghề lưới vây, pha xúc...Đồng thời vụ cá Nam kéo dài đàn cá xuất hiện nhiều ở các tỉnh bạn, do đó sản lượng khai thác thủy sản đạt cao so cùng kỳ. Đối với sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 10,28 nghìn tấn, tăng 8,23%; Nguyên nhân tăng do tình hình thời tiết thuận lợi, dịch bệnh tuy có xảy ra, nhưng không đáng kể và cứu chữa kịp thời nhất là bệnh trên tôm và năng suất đạt cao so cùng kỳ; Diện tích tôm thả nuôi đạt 953 ha, tăng 3,5% so với năm 2017 (tôm sú 33 ha và tôm thẻ 920 ha), diện tích thu hoạch 903ha, giảm 1,1%, sản lượng đạt 6.957 tấn, giảm 2,6%; trong đó tôm thẻ đạt 6.875 tấn, giảm 1,6%; tôm sú đạt 82 tấn, giảm 44%, do diện tích thu hoạch giảm cao, năng suất tăng nhẹ.

Sản xuất tôm giống tăng mạnh nhất là tôm thẻ do thị trường tiêu thụ tăng những từ tháng 01 đến tháng 9 chủ yếu các tỉnh miền tây Nam bộ chưa bị lũ nên tiêu thụ mạnh, đồng thời vì giống tôm tỉnh ta có thương hiệu, không bị dịch bệnh, kiểm dịch tốt, nhưng các tháng gần đây do tình hình mưa lũ các tỉnh miền tây Nam bộ nên tiêu thụ chậm lại so với các tháng trước; Ước sản lượng đạt 31 tỷ con, tăng 14,2% so với cùng kỳ, trong đó: tôm thẻ giống đạt 25 tỷ con, tăng 14%; tôm sú đạt 6 tỷ con, tăng 14,9% so cùng kỳ

3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh dự tính cả năm 2018 có chỉ số tăng 8,91% so cùng kỳ 2017 (chỉ số sản xuất cùng kỳ năm trước tăng 5,79%). Trong đó, chỉ số công nghiệp Quý IV/2018 dự ước tăng 8,88% so cùng kỳ, cao hơn so với chỉ số công nghiệp Quý III (3,27 điểm %), các sản phẩm chủ yếu như: muối biển, tôm đông lạnh, nước yến, thạch nha đam, may mặc, ... có chỉ số sản xuất tăng nhiều so với cùng kỳ, tác động chỉ số sản xuất chung toàn ngành tăng trưởng đạt khá so với cùng kỳ.

+ Công nghiệp khai khoáng: chiếm tỷ trọng 15,6% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng cả năm ước tăng 33,4% so cùng kỳ; trong đó, chủ yếu do ngành khai thác muối biển tăng cao (hơn 2,8 lần) so cùng kỳ năm trước, ngược lại hoạt động khai thác đá xây dựng có sự giảm sút nhiều, chỉ đạt 70,3% cùng kỳ.

+ Công nghiệp chế biến, chế tạo: chiếm tỷ trọng 61,8% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất ước cả năm tăng 10,61% so cùng kỳ. Trong đó:  Sản xuất chế biến thực phẩm, tăng 12,8%, bao gồm các ngành: chế biến thủy sản (tôm đông lạnh) tăng 20,4%; chế biến rau quả (nhân điều) tăng 5,9%; sản xuất tinh bột (tinh bột sắn) giảm 24,7%; sản xuất đường (rs) tăng 20,3%; chế biến thạch nha đam tăng 71,6%; chế biến muối thực phẩm chỉ tăng 1,5% cùng kỳ. Sản xuất đồ uống dự tính tăng 7,37% so cùng kỳ, trong đó sản xuất bia đóng lon ước tăng 5,57%; đồ uống không cồn khác, nước bổ dưỡng từ yến tăng 24,36%. Sản xuất vật liệu xây dựng ước  tăng 0,32% so cùng kỳ, trong đó: sản xuất xi măng giảm 1,54%; sản xuất gạch đất nung giảm 9,02%; sản xuất đá granite ước tăng 7,48%. Ngành dệt (SX khăn bông, sợi) ước tăng 16,45%. Ngành sản xuất trang phục ước tăng 28% so cùng kỳ.

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện... : chiếm tỷ trọng 16,2% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất dự ước cả năm giảm 6,77%. Trong đó, sản xuất điện giảm 10,66%; phân phối điện tăng 14,89% so cùng kỳ.

+ Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác ...: chiếm tỷ trọng 6,4% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất dự ước tăng 9,85% so cùng kỳ; trong đó hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 10,78% cùng kỳ; xử lý và thu gom rác thải tăng 7% so cùng kỳ

Sản phẩm chủ yếu so cùng kỳ:

+ Bia các loại: sản xuất trong năm ước đạt 68,3 triệu lít, tăng 5,57% so cùng kỳ; đây là sản phẩm có giá trị gia tăng đóng góp nhiều trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và toàn ngành công nghiệp (chiếm 11,6% tỷ trọng giá trị tăng thêm toàn ngành), sản lượng sản xuất chưa phát huy hết công suất thiết kế.

+ Tôm đông lạnh: là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao (7,74%) trong tổng giá trị toàn ngành, có tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng chung, do sản lượng tiêu thụ đạt khá và nguyên liệu đáp ứng đủ nên cả năm sản xuất ước đạt 6.636 tấn, tăng 20,4% so cùng kỳ.

+ Khai thác muối các loại: những tháng đầu năm 2018 tình hình thời tiết thuận lợi, đồng thời giá muối được nâng cao (bình quân 900~1.000 đ/kg gấp 2 lần cùng kỳ), vì vậy sản lượng muối khai thác cả năm ước đạt 370,6 ngàn tấn, tăng hơn 2,8 lần so cùng kỳ.

+ Xi măng các loại: ước đạt 158,3 ngàn tấn, giảm 1,54% so cùng kỳ. Mặc dù nhiều công trình xây dựng được thi công nhưng do sự cạnh tranh sản phẩm cùng loại trong nước, sản phẩm xi măng của địa phương vẫn có mức tiêu thụ chậm.

+ Hạt điều khô: vẫn gặp khó khăn trong việc vay vốn cho dự trữ nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, dự kiến trong năm 2018 sản xuất 3.075,5 tấn, tăng 5,89% so cùng kỳ.

+ Sản xuất đường: sản xuất ước đạt 23,2 ngàn tấn, tăng 20,3% so cùng kỳ, sản lượng mía nguyên liệu đủ đáp ứng theo yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

+ Sản xuất tinh bột mỳ: sản xuất ước đạt 11,7 nghìn tấn, giảm 30,5% so cùng kỳ, nguyên liệu không đáp ứng đủ cho sản xuất là nguyên nhân giảm sản xuất so cùng kỳ năm trước.

+ Sản xuất gạch nung các loại: ước đạt 100,7 triệu viên, giảm 9% so cùng kỳ, xu hướng sử dụng gạch không nung thay thế là yếu tố làm giảm sản xuất sản phẩm.

+ Sản xuất sản phẩm may mặc: ước thực hiện cả năm đạt 3.854 ngàn sản phẩm, tăng 34,7% so cùng kỳ, trong đó hàng gia công xuất khẩu chiếm hơn 80%.

+ Điện sản xuất trong năm ước đạt 1.376 triệu kwh (trong đó sản lượng điện gió ước đạt 25,6 triệu kwh, chiếm 1,86%), giảm 12,63% so cùng kỳ, do giảm chủ yếu từ nguồn phát Nhà máy thủy điện Đa Nhim

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trong năm đạt mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước, nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra; trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng trưởng cao nhất (tăng 33,4%) nhờ đóng góp tăng trưởng vượt bậc của ngành khai thác muối biển (tăng 2,8 lần so cùng kỳ); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá (tăng 10,6%) chủ yếu nhờ đóng góp các ngành hàng tôm đông lạnh, sản xuất khăn bông, bia, nha đam... năng lực mới tăng thêm hầu như không có; riêng ngành sản xuất, phân phối điện nước giảm 6,8%, do thiếu nước phục vụ sản xuất điện.

4. Hoạt động dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 ước đạt 19.988 tỷ đồng, tăng 13,77% so với năm 2017. Trong đó, ngành kinh tế thương nghiệp đạt 15.289,0 tỷ đồng chiếm 76,49%  và tăng 13,51%; Khách sạn-Nhà hàng, du lịch lữ hành đạt 2.971,4 tỷ đồng chiếm 14,87% và tăng 15,07%; Dịch vụ đạt 1.727,6 tỷ đồng chiếm 8,64% và tăng 13,81% so cùng kỳ.

Nhìn chung, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2018 tiếp tục phát triển và giữ mức tăng trưởng khá, đặc biệt là doanh thu các nhóm: lương thực - thực phẩm, tăng 14,96%; dịch vụ kinh doanh bất động sản,tăng 16,30%; khách sạn, nhà hàng, tăng 15,08%; vật phẩm văn hóa và giáo dục, tăng 13,29%; đồ dùng, trang thiết bị gia đình, tăng 14,81%. Doanh thu từ các nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng chủ yếu do nhu cầu tăng, trong đó: Khu vực dịch vụ du lịch phát triển khá do nhu cầu vui chơi, tham quan, giải trí, mua sắm và dịch vụ tiêu dùng của người dân và khách du lịch tăng, đặc biệt trong các dịp lễ, tết. Nhóm lương thực - thực phẩm tăng chủ yếu do nhu cầu tăng và giá một số mặt hàng thiết yếu (gạo, thịt, trứng, hải sản...) tăng; giá xăng dầu điều chỉnh tăng trong thời gian qua cũng đã góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2018. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 vẫn còn đạt thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch đề ra (đạt 95,24%). Nguyên nhân chủ yếu là do dung lượng thị trường ổn định; các dự án phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng,... tại tỉnh triển khai chưa phong phú các hoạt động mua sắm cho du khách; ngoài ra do ảnh hưởng của hạn hán xảy ra trên diện rộng nên hoạt động sản xuất của nông dân gặp khó khăn, thu nhập thấp đã tác động mạnh đến tiêu dùng trong dân cư.

b. Vận tải hành khách và hàng hóa

Doanh thu vận tải ước đạt 1.200,1 tỷ đồng, tăng 15,5%  so với cùng kỳ năm 2017,  trong đó doanh thu vận tải hàng hóa đạt 783,5 tỷ đồng, tăng 13,9% và doanh thu vận tải hành khách đạt 356 tỷ đồng, tăng 14,8%.

Vận chuyển hành khách đạt 6.704 ngàn lượt hành khách, tăng 14,2%; luân chuyển hành khách đạt 524,8 triệu hk.km, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017. Vận chuyển hàng hóa đạt 7.050 ngàn tấn hàng hóa, tăng 12,9%; luân chuyển hàng hóa đạt 526,1 triệu tấn.km, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Tình hình hoạt động vận tải năm 2018 đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan của nhân dân cũng như vận chuyển hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với hoạt động vận tải hành khách tăng nhờ dịp tết Nguyên đán, dịp lễ ngày kỷ niệm và nhu cầu tham quan, du lịch…lượng khách lưu thông tăng phần lớn hành khách liên tỉnh do nhu cầu bà con đi làm ăn xa về quê ăn tết và trở lại nơi làm việc sau tết, đồng thời vào những dịp lễ kỷ niệm… nên giá cước vận chuyển hành khách tăng từ 20 đến 60% đối với tuyến đường TP.HCM về Ninh Thuận, bên cạnh đối với hoạt động vận tải hàng hóa lượng hàng hóa lưu thông để phục vụ sản xuất kinh doanh vào những tháng gần cuối năm có chiều hướng tăng mạnh nên góp phần doanh thu vận tải năm 2018 tăng cao so với cùng kỳ năm 2017.

Đối với hoạt động vận tải hành khách các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ về kinh doanh vận tải , trật tự bến bãi luôn được duy trì ổn định; việc kê khai giá cước được các Doanh nghiệp vận tải chấp hành nghiêm túc, không để tình trạng ứ đọng trong các ngày tết và sau tết.

Công tác tuần tra, thanh tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cũng được các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng thực hiện duy trì thường xuyên, không để hiện tượng chở quá tải, chở các hàng hóa, chất dễ cháy nổ trên xe.

c. Dịch vụ Bưu chính, Viễn thông

Trên địa bàn tỉnh hiện có 09 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình cáp; Có 73 điểm chuyển mạch, 169 tuyến viba, 84 tuyến cáp đồng dài 2.303 km, 570 tuyến cáp quang dài 5.819 km, 1.461 trạm BTS (502 trạm 2G, 640 trạm 3G, 319 trạm 4G), 654 vị trí cột ăng ten (216 vị trí cột ăng ten sử dụng chung), 9 trạm điều khiển thông tin di động BSC.

Tổng doanh thu sản xuất, kinh doanh trong toàn ngành ước đạt 565,236 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 8,5%. Nộp ngân sách địa phương là 45,219 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng do các doanh nghiệp chủ động mở thêm các dịch vụ mới như dịch vụ 4G, mở rộng thêm các gói kênh dịch vụ truyền hình trả tiền và đẩy mạnh việc phát triển thuê bao internet băng rộng cố định, đồng thời chú trọng khuyến khích các thuê bao di động tăng cường sử dụng dịch vụ 3G và các dịch vụ khác trên mạng viễn thông. Mặt khác, lưu lượng hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện chuyển phát thông qua các doanh nghiệp bưu chính ngày càng tăng.

Phát triển 4.997 thuê bao điện thoại, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh là 634.150 thuê bao; trong đó điện thoại cố định 21.277 thuê bao; di động trả sau 28.803 thuê bao và di động trả trước 584.070 thuê bao. Phát triển 635 thuê bao internet, tổng số thuê bao internet băng rộng trên toàn tỉnh là 274.262 thuê bao; trong đó internet cố định băng rộng là 80.400 thuê bao, internet băng rộng di động là 183.862 thuê bao.

5. Xuất nhập, khẩu hàng hóa

a. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 ước đạt 85 triệu USD, tăng 12,3% so cùng kỳ và bằng 100% so kế hoạch. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hạt điều nhân ước đạt 41 triệu USD tăng nhẹ 0,2%; thủy sản ước đạt 37 triệu USD, tăng 15,7%; hàng TCMN ước đạt 0,3 triệu USD, tăng 28,2%; hàng dệt may ước đạt 6,0 triệu USD, tăng 131,66%  so cùng kỳ năm 2017. Thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, Anh, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc (hạt điều nhân); Đức, Nhật, Mỹ, Pháp (tôm); Nhật và Đài Loan (khăn bông, hàng TCMN).

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong năm 2018 chủ yếu vẫn là 02 mặt hàng xuất khẩu: thủy sản và nhân điều.Trong đó, hoạt động xuất khẩu nhân điều tương đối ổn định, có năng lực tăng thêm, các doanh nghiệp vẫn duy trì hợp đồng với các thị trường truyền thống, giá xuất theo định kỳ hàng năm tăng cao từ cuối quý III đến hết năm theo cầu tăng cao của thế giới vì vào mùa lễ hội; hàng thủy sản tuy giá xuất có giảm nhưng thuận lợi về thị trường EU (tôm VN được hưởng mức thuế ưu đãi thuế quan (GSP) và được lựa chọn thay thế tôm Ấn Độ_bị nhiễm kháng sinh), đồng thời thị trường truyền thống Nhật Bản vẫn có nhu cầu nhập khẩu cao đối với tôm Việt Nam, do đó hàng thủy sản vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao. Riêng các mặt hàng còn lại như dệt may (Khăn bông), sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nha đam,...vẫn chưa phát huy theo tiềm lực.

b. Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu năm 2018 ước đạt 88 triệu USD, tăng hơn 3,2 lần so cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do các dự án đầu tư năng lượng, nhà máy thủy điện đã và đang khởi công, hoạt động trên địa bàn tỉnh tiến hành nhập linh kiện, thiết bị máy móc phục vụ hoạt động.

II.  KIỂM SOÁT LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

1. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12  năm 2018 giảm nhẹ 0,02% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,11%, khu vực nông thôn giảm 0,16%); trong đó, chỉ số nhóm hàng hóa giảm 0,48%% (nhóm hàng lương thực-thực phẩm tăng 0,73%, nhóm hàng phi lương thực-thực phẩm giảm 1,84%), chỉ số nhóm dịch vụ tăng 0,72% so với tháng trước; So với bình quân cùng kỳ năm 2017 CPI tăng 3,63% và tăng 2,57% so với tháng 12 năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm chủ yếu là do giá gas đồng loạt giảm 33.000đ/bình 12kg vào đầu tháng 12/2018 và giá xăng dầu giảm mạnh vào 2 đợt trong tháng 12 (vào ngày 6/12/2018 và ngày 21/12/2018), theo đó giá xăng A95 giảm 1.860đ/lít, xăng E5 giảm 1.880đ/lít, dầu điezen giảm 1.660đ/lít và dầu hỏa giảm 1.260đ/lít so với tháng trước, cụ thể ở một số nhóm mặt hàng trong tháng 12 năm 2018 như sau:

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: so với tháng trước, chỉ số nhóm này tăng 0,59%; trong đó nhóm lương thực tăng nhẹ 0,01% do giá khoai lang tươi tăng; nhóm hàng thực phẩm tăng 1,10% chủ yếu nhóm thủy sản tươi sống tăng 1,39%; rau tươi các loại tăng 5,47% do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, sản lượng cung các nhóm mặt hàng này giảm đã làm cho giá thủy sản và rau, củ tăng. Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng giảm giá, cũng chưa làm cho chỉ số nhóm thực phẩm tăng nhiều so với tháng trước.

- Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng: giảm 0,22% so với tháng trước. Nhóm này giảm chủ yếu giá thép giảm do du cầu xây dựng vào cuối năm thấp đã làm cho giá thép giảm 0,49% (giảm 300đ/kg) so với tháng trước. từ ngày 01/12/2018 giá gas điều chỉnh giảm 33.000 đồng 12kg tùy loại (giảm 9,47%) do giá gas thế giới giảm so với tháng 11 năm 2018; giá dầu hỏa điều chỉnh giảm 2 lần (giảm 8,73%) góp phần làm chỉ số nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm so với tháng trước. Trong tháng giá điện, nước tăng nhẹ so với tháng trước cũng chưa làm cho chỉ số nhóm này tăng.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế: nhóm này tăng 5,07% so với tháng trước; đây là nhóm có chỉ số tăng cao nhất trong 11 nhóm mặt hàng do giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y Tế về việc thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hàng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp đã làm cho giá dịch vụ y tế tăng cao so với tháng trước.

- Nhóm giao thông: Nhóm này giảm mạnh 4,6% so với tháng trước, giá xăng điều chỉnh giảm vào  2 ngày 06/12/2018 và 21/12/2018, tính bình quân trong tháng chỉ số giá nhóm xăng, dầu diezen giảm 10,8% so với tháng trước. Tuy nhiên, giá dịch vụ giao thông công cộng, mà chủ yếu là giá vé tàu hỏa tăng 2,45% cũng chưa làm chỉ số nhóm này giảm nhiều so với tháng trước.

- Nhóm văn hóa, giải trí du lịch, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác: so với tháng trước, 2 nhóm này lần lượt giảm nhẹ 0,12% và 0,01% chủ yếu do mặt hàng giải trí và đồ dùng cá nhân giảm cũng góp phần làm giảm chỉ số giá tháng này so với tháng trước.

Chỉ số giá vàng tăng nhẹ 0,15% so với tháng trước; giảm 0,99% so cùng kỳ năm trước; giá vàng 99,99 hiện ở mức 3.475.000đ/chỉ. Giá Đô la trong tháng tăng nhẹ 0,09% so với tháng trước, và tăng 2,87% so với cùng kỳ năm

DIỄN BIẾN GIÁ TIÊU DÙNG NĂM 2018 CỦA MỘT SỐ NHÓM MẶT HÀNG CHÍNH  SO VỚI THÁNG 12 NĂM TRƯỚC:

CPI bình quân năm 2018  tăng 2,57% so với tháng 12 năm 2017; so với bình quân cùng kỳ năm trước tăng 3,63%; nguyên nhân tăng do mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 01/01/2018 và mức lương cơ bản đối với đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước tăng 90.000 đồng/hệ số áp dụng từ ngày 01/07/2018; giá xăng, dầu, gas được điều chỉnh tăng liên tục trong năm 2018; giá học phí của các trường ngoài công lập, tư thục tăng trong năm học 2018-2019; giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng; giá các dịch vụ khác tăng, góp phần làm chỉ số CPI chung của tỉnh tăng.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 7 có nhóm chỉ số giá  tăng và 4 nhóm mặt hàng giảm, trong đó có nhóm mặt hàng thuốc và dịch vụ y tế giảm mạnh 3,04% do giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo thông tư 15/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y Tế về việc thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hàng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp đã làm cho giá dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh giảm so với năm 2017.

Diễn biến một số nhóm hàng hóa và dịch vụ năm 2018 như sau:

* Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+3,98%)

- Lương thực (+1,30%):Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo gặp nhiều thuận lợi ở các thị trường nhập khẩu gạo như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, bangladesh, … mặc dù diễn biến thị trường giá lúc tăng, giảm. Nhưng nhìn chung, trong năm 2018 đến nay giá gạo xuất khẩu và giá lúa trong nước đều tốt nên người dân và Doanh nghiệp đều có lợi, góp phần làm chỉ số giá nhóm gạo các loại tăng 1,29% so tháng 12 năm trước; kéo theo nhóm lương thực chế biến tăng 0,79%; nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 5,1% do giá khoai lang khan hiếm vào những tháng cuối năm đã đẩy mặt hàng này cũng như nhóm tăng cao so tháng 12 năm trước.

- Thực phẩm (+3,50%):Trong năm 2018, giá thịt lợn tăng trở lại sau một thời gian dài rớt giá, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trang trại không tái đàn hoặc phải bỏ chuồng, khiến cho nguồn cung sụt giảm. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao do giá nhập nguyên liệu tăng làm cho giá thịt lợn tăng 15,95%; giá mặt hàng thay thế là gia cầm tăng 11,36% so với tháng 12 năm 2018; giá thịt chế biến tăng 2,87% do giá thịt heo tăng; giá mặt hàng thủy sản tươi sống tăng 5,95%; giá các loại đậu, hạt tăng 2,65%; giá mặt hàng quả tươi chế biến tăng 3,51% do sử dụng nhiều trong dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, giá mặt hàng rau tươi khô và chế biến giảm 5,82% do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào, đa đạng trong năm nên giá một số mặt hàng này giảm mạnh; giá đường giảm 7,2% do nguồn cung dồi dào cũng chưa làm cho nhóm này tăng cao so với tháng 12/2017.

- Ăn uống ngoài gia đình (+5,71%): Các ngày lễ, Tết trong năm đều tập trung vào thời điểm 9 tháng đầu năm nên nhu cầu mặt hàng ăn uống ngoài gia đình của người dân trong những ngày này tăng, giá thuê người phục vụ tăng, giá thực phẩm tăng nên đã tác động đến giá mặt hàng ăn uống ngoài gia đình tăng 5,71% so với tháng 12 năm trước.

* Đồ uống thuốc lá (+1,29%): Chỉ số giá nhóm này tăng 1,29% so với tháng 12 năm trước, chủ yếu giá thuốc lá điếu tăng 1,42% do tình hình chống buôn bán và vận chuyển thuốc lá lậu tăng cao vào thời điểm cuối năm nên giá thuốc lá tại các cửa hàng bán lẻ tăng; giá các mặt hàng nước khoáng và nước có gas tăng 0,88%; rượu các loại tăng 1,43% do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

* Nhà ở, điện nước chất đốt và vật liệu xây dựng (+4,99%): Nhóm Nhà ở, điện nước chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,99% so với tháng 12 năm trước, nhóm này tăng cao chủ yếu giá nhà ở thuê tăng 9,83%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 10,75%; giá dịch vụ về nước sinh hoạt tăng 12,47%; giá dịch vụ điện sinh hoạt tăng 7,35% do điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 01/01/2018 nên giá một số dịch vụ này tăng; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,05% do giá nguyên liệu đầu vào tăng; giá điện sinh hoạt tăng 1,75% do sử dụng nhiều và giá bán điện được điều chỉnh tăng 6,08% từ ngày 01/12/2017; giá dầu hỏa được điều chỉnh tăng liên tục theo giá xăng dầu thế giới, theo đó giá dầu hỏa tăng 12,87% (tăng 1.420đ/lít) so với tháng 12 năm 2017. Tuy nhiên, trong năm giá gas giảm 12,24% do giá gas thê giới giảm mạnh ở những tháng cuối năm; như vậy, từ đầu năm 2018 đến nay, giá gas bán lẻ trong nước tăng 6 lần với tổng mức tăng 62.000 đồng/bình 12kg và giảm 4 lần với tổng mức giảm 106.000 đồng/bình 12kg; bình quân giá gas trong nước trong năm 2018 giảm 44.000đ/bình 12kg so với tháng cuối năm 2017 cũng chưa làm cho chỉ số nhóm này tăng cao so với tháng 12 năm trước.

* Thuốc và dịch vụ y tế (- 3,04%): Đây là nhóm có chỉ số giảm mạnh nhất trong 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm trong năm 2018. Nhóm này giảm chủ yếu giá dịch vụ y tế giảm 10,45% do áp dụng thông tư số 15/2018/TT-BYT của Bộ Y tế qui định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế của tỉnh đã làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ khám sức khỏe giảm 4,25% đã làm cho chỉ số chung thuốc và dịch vụ y tế giảm so với tháng 12/2017.

* Giao Thông (+0,99): Nhóm giao thông tăng 0,99% so với tháng 12 năm trước, nhóm này tăng chủ yếu giá phương tiện đi lại tăng 1,93%; giá dịch vụ bơm, rửa xe tăng 1,22%; giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 7,31% do giá vé ô tô khách tăng giá theo chiều đông khách; cùng với giá vé máy bay, giá vé tàu hỏa tăng do Tổng công ty Hàng không và Tổng công ty Đường sắt tăng giá vào dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, trong năm giá nhiên liệu được điều chỉnh liên tục, tính bình quân năm thì giá nhiên liệu giảm 0,1% so với tháng 12 năm trước cũng chưa làm cho nhóm này tăng cao.

* Giáo dục (+8,29%): So với tháng 12 năm trước, nhóm này tăng 8,29%, đây là nhóm có chỉ số tăng cao nhất trong 7 nhóm mặt hàng tăng giá trong năm 2018, nhóm này tăng chủ yếu giá dịch vụ giáo dục tăng 9,25% do giá học phí mẫu giáo trường tư, nhà trẻ tư thục tăng 11,96%; học phí phổ thông trung học trường dân lập tăng 5,97%; giá một số sách, đồ dùng – dụng cụ học tập tăng 2,16% do nhu cầu tăng vào năm học mới, năm học 2018-2019.

* Hàng hóa và dịch vụ khác (+3,33%): Nhóm này tăng chủ yếu giá các loại bảo hiểm y tế tăng 6,92% do điều chỉnh  mức lương cơ bản từ 01/07/2018 với mức tăng 90.000 đồng/hệ số; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 5,83% do nhu cầu làm đẹp, chăm sóc cá nhân của người tiêu dùng tăng; dịch vụ về hiếu, hỉ tăng 4,41%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 17,73% do nhu cầu tăng; một số mặt hàng đồ dùng cá nhân tăng 0,98% trong đó có đồ trang sức bằng vàng tăng theo giá vàng.

* Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ: Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, giá vàng thế giới giảm do đồng USD liên tục tăng giá. Giá vàng năm 2018  giảm 0,99% so với tháng 12 năm 2017; so với bình quân cùng kỳ năm trước giá vàng tăng 3,09%. Chỉ số giá USD tăng 2,87%  so với tháng 12 năm 2017 và tăng 1,28% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

2. Đầu tư, xây dựng

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 ước đạt 12.418 tỷ đồng, tăng 94,7% so cùng kỳ, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước ước đạt 3.581,3 tỷ đồng chiếm 28,84% trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội và tăng 108,5%; khu vực ngoài nhà nước 6.797,6 tỷ đồng, chiếm 54,74% và tăng 52,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.039,1 tỷ đồng chiếm 16, 42% và tăng 963,5%.

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nuớc phân bổ kịp thời các nguồn vốn Trung ương giao; trong bố trí kế hoạch vốn có trọng tâm, trọng điểm hơn, bước đầu hạn chế được tình trạng đầu tư dàn trải, ưu tiên vốn thanh toán các công trình hoàn thành, đồng thời tập trung rà soát và xây dựng phương án giải quyết dứt điểm tình hình nợ đọng XDCB, qua đó đã giải quyết một phần khó khăn về vốn cho DN.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2018

 

Tổng số

(tỷ đồng)

Cơ cấu     (%)

So với cùng kỳ năm trước (%)

 

TỔNG SỐ

12.418,0

   100,00

 +94,7

Khu vực Nhà nước

3.581,3

  28,84

   +108,5

Khu vực ngoài Nhà nước

6.797,6

54,74

  +52,1

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước    ngoài                                                     

  2.039,1

   19,63

      +963,5


2. Tài chính, tín dụng

a. Tài chính

Tổng thu ước đạt 3.012,32 tỷ đồng và đạt 130% dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 31% so cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa đạt 2.591,38 tỷ đồng và đạt 115,2% dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 1394% so với năm 2017; trong đó: thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đạt 1.295,24 tỷ đồng đạt 100,48% dự toán và tăng 12,9% so cùng kỳ; các khoản thu khác đạt 1.296,13 tỷ đồng đạt 133,48% dự toán năm và tăng 15% so cùng kỳ. Thu hải quan đạt 420,94 tỷ đồng đạt 952% dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh giao và tăng 17,15 lần so cùng kỳ; Trong đó thuế nhập khẩu đạt 8.594 tỷ đồng, tăng 48 lần so cùng kỳ; thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đạt 412,09 tỷ đồng, tăng 24,5 lần so cùng kỳ năm 2018.

Tổng chi ngân sách tỉnh đạt 5.611 tỷ đồng đạt 112% dự toán được Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 38,4% so cùng kỳ năm 2017. Trong đó chi thường xuyên đạt 3.149,5 tỷ đồng đạt 98,84% dự toán và tăng 8,22% so cùng kỳ năm 2017.

b. Tín dụng

Ước đến 31/12/2018, huy động vốn đạt 13.350 tỷ đồng, tăng 21,24% so với cuối năm trước và đạt 135,8% so với kế hoạch đề ra, đáp ứng khoảng 62,53% nguồn vốn cho vay của các TCTD trên địa bàn. Trong đó Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư đạt 9.210 tỷ đồng, chiếm 68,99%, tăng 20,71%; tiền gửi thanh toán đạt 3.810 tỷ đồng, chiếm 28,54%, tăng 30,39%; phát hành giấy tờ có giá đạt 330 tỷ đồng, chiếm 2,47%, giảm 28,10% so với cuối năm 2017.

Tổng doanh số cho vay ước đạt 37.550 tỷ đồng, tăng 21,82% so với năm 2017. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn ước đạt 26.900 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,63%, tăng 4,7%; doanh số cho vay trung dài hạn ước đạt 10.650 tỷ đồng, chiếm 28,37%, tăng 104% so với năm 2017.

Tổng doanh số thu nợ  ước đạt 33.967 tỷ đồng, tăng 17,96%. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn 25.035 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,7%, tăng 3,2%; doanh số thu nợ trung dài hạn 8.932 tỷ đồng, chiếm 26,2%, tăng 147% so với năm 2017.

Dư nợ cho vay ước đến 31/12/2018 đạt 21.350 tỷ đồng, tăng 20,17% so với cuối năm 2017, đạt 100,8%  KH năm 2017. Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 10.330 tỷ đồng, chiếm 48,38%, tăng 22,03%; trung, dài hạn đạt 11.020 tỷ đồng, chiếm 51,62%, tăng 18,47% so với cuối năm 2017.

Tổng nợ xấu ước đến 31/12/2018 của các TCTD trên địa bàn là 231 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,08% trong tổng dư nợ.

Nhìn chung, trong năm 2018, ngành Ngân hàng Ninh Thuận đã tích cực triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của NHNN và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh. Các TCTD trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tăng cường công tác huy động vốn và mở rộng tín dụng, tập trung nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và các chương trình trọng điểm, đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đảm bảo hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn an toàn, ổn định và tăng trưởng; Tín dụng chính sách được quan tâm thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương; Chấp hành nghiêm túc các quy định về huy động, cho vay, lãi suất, tỷ giá và hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng; mạng lưới và hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ. Công tác quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương trên địa bàn của NHNN tỉnh được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, tuyệt đối an toàn, không để xảy ra sai sót, sự cố.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động Ngân hàng Ninh Thuận vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: về chất lượng tín dụng, nợ xấu trong tầm kiểm soát nhưng tiềm ẩn rủi ro phát sinh cao, có xu hướng tăng và nợ nhóm 4, nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 80%), công tác xử lý nợ xấu tuy các TCTD triển khai quyết liệt nhưng kết quả thấp do nhiều nguyên nhân.

III. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC

1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

Ước tính dân số trung bình năm 2018 đạt 612.400 người, tăng 0,89% so với năm 2017; tỉ lệ tăng tự nhiên 11,27%o; tỷ suất sinh thô 17,50%o; tỉ suất chết thô 6,23%o; về cơ cấu nữ: 303.567 người, chiếm 49,57% và dân số theo khu vực thành thị đạt 221.750 người, chiếm 36,21%.

Theo báo cáo của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, năm 2018, đã giải quyết việc làm cho 16.667 lao động, tăng 0,79% so cùng kỳ và đạt 107,5% kế hoạch năm, trong đó: việc làm trong tỉnh đạt 6.605 lao động; lao động đi làm ngoài tỉnh đạt 9.860 lao động và có 202 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng 37,4%.

Triển khai tổ chức đào tạo 9.203 người, đạt 108,3% kế hoạch, tăng 0,3% so với so với cùng kỳ năm 2017, trong đó đào tạo dài hạn đạt 1.266 người, đạt 100,5% kế hoạch: trình độ trung cấp đạt 380 người, cao đẳng nghề đạt 886 người, tuyển mới sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng đạt 7.937 người; trong đó lao động nông thôn đạt 2.902đạt 111,6% kế hoạch.

Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 còn 8,34%, giảm 2,02%  so với năm 2017  và giảm hơn 0,52% KH đề ra.

Công tác tác chăm sóc người có công ngày càng đi vào nền nếp và đạt được nhiều kết quả nhất định; công tác tuyên truyền chính sách người có công đã được quan tâm, chú trọng, góp phần từng bước cải thiện nâng cao đời sống của người có công. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công” tiếp tục được phát triển sâu rộng ở tất cả các địa phương nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Tham mưu giải quyết 681 hồ sơ người có công. Nâng tổng số hồ sơ quản lý trợ cấp hàng tháng cuối năm 2018 đạt 3.741 định suất với 34.884 hồ sơ quản lý.

Tổ chức thăm và tặng quà Tết với tổng số 36.533 định suất/9.653,05 triệu đồng; Quà 27/7 với 15.310 định suất/3.990,1 triệu đồng. Tích cực tham mưu trả lời tổng số 11 đơn thư, tiếp nhận 01 mộ Liệt sỹ từ Đắk Nông và phối hợp cùng Bộ CHQS tỉnh tổ chức quy tập 16 mộ về về Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh tỉnh nâng tổng số hiện có 1.080 mộ.

Thực hiện tốt công tác xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa cho người có công với tổng số kinh phí thực hiện 23.198 triệu đồng. Tổng số công trình ghi công, đài tưởng niệm liệt sĩ được xây mới, sửa chữa nâng cấp: 18 công trình/6.041,814 triệu đồng (xây mới: 01công trình/1.800 triệu đồng; sửa chữa, nâng cấp: 17 công trình/4.241,814 triệu đồng). Từ nguồn kinh phí Trung ương, ngân sách tỉnh và của Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh phân bổ nguồn vốn quỹ đền ơn đáp nghĩa cho các huyện, thành phố để thực hiện Đề án hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, sữa chữa các công trình ghi công liệt sỹ tỉnh năm 2018 là 1.200 triệu đồng.

Toàn tỉnh đã cấp 180.572 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo; người dân tộc thiểu số sống vùng khó khăn và người sống vùng KT-XH đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 131.874 triệu đồng. Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo, các chính sách đặc thù trên địa bàn huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ với kinh phí là 78,158 tỷ đồng; phối hợp với các huyện triển khai xây dựng 19 mô hình giảm nghèo với kinh phí 300 triệu đồng/mô hình. Về chính sách vốn tín dụng ưu đãi: Đã cho 25.227 lượt hộ vay vốn với tổng số dư nợ hiện nay trên địa bàn tỉnh là 1.994.398 triệu đồng. Thực hiện theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP: Cho vay là 104.211 triệu đồng với 3.518 lượt vay, nâng tổng dư nợ lên 324.874 triệu đồng. Vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/CP là 158.920 triệu đồng với 5.274 lượt vay, nâng tổng số dư nợ lên 377.303 triệu đồng.

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói riêng cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình... Tuy nhiên trong năm 2018, toàn tỉnh có 150 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích làm tử vong 15 em, số tử vong giảm 05 em so với cùng kỳ.

2. Giáo dục, đào tạo

Năm học 2017-2018 Trung học cơ sở xếp loại Học lực từ Trung bình trở lên cấp THCS đạt 93,7%, tăng 0,6%, cấp THPT đạt 93,8%, tăng 3,5% so với năm học 2016-2017; tỷ lệ xếp loại Hạnh kiểm từ Trung bình trở lên đối với cấp THCS đạt 99,8%, tăng 0,1%, cấp THPT đạt 99,5%, giảm 0,1% so với năm học 2016-2017.

Tỷ lệ học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học được duy trì 99,9%; tỷ lệ tốt nghiệp cấp THCS toàn tỉnh đạt 99,53%, tăng 0,07% so với năm học 2016-2017; tỷ lệ học sinh THPT tốt nghiệp toàn tỉnh 94,06% tăng 1,16%, trong đó hệ trung học phổ thông đạt 95,78%, tăng 05% so với năm học 2016-2017 và hệ GDTX đạt 60,7%, tăng 2,6% so năm học trước, trong đó có khoảng 65% học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Tổng số học sinh bỏ học của ba cấp học có 1.159 hs, chiếm tỷ lệ 1,05%, giảm tỷ lệ 0,05% so với cùng kỳ; trong đó cấp Tiểu học 86 hs, chiếm tỷ lệ 0,15%, so với cùng kỳ, giảm 0,06%; cấp THCS 630 hs, chiếm tỷ lệ 1,68%, so với cùng kỳ, tăng 0,06%; cấp THPT 443 hs, chiếm tỷ lệ 2,7%, so với cùng kỳ, tăng 0,08%.

Tỷ lệ học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học được duy trì 99,9%; tỷ lệ tốt nghiệp cấp THCS toàn tỉnh đạt 99,53% tăng 0,07% so với năm học 2016-2017; tỷ lệ học sinh THPT tốt nghiệp toàn tỉnh 94,06% tăng 1,16% so với năm học trước.

Số học sinh Tiểu học học 2 buổi/ngày tính đến thời điểm cuối tháng 5/2018, số trường Tiểu học triển khai học 2 buổi/ngày có 147/154 trường, đạt 95,5% và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; số học sinh Tiểu học học 2 buổi/ngày có 35.392 hs/55.611 hs, đạt tỷ lệ 63,46%, tăng 4,91% so với cùng kỳ năm trước.

Năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 320 cơ sở giáo dục, giảm 12 trường công lập, trong đó có 07 trường cấp Mầm non và 05 trường cấp Tiểu học do sáp nhập theo đề án rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp của các địa phương; tăng 01 trường mầm non tư thục Nắng Hồng, giảm 01 trường tiểu học tư thục Hoa Sen do hình thành trường TH, THCS, THPT Hoa Sen;

Tổng số học sinh đầu năm học 2018-2019 đạt 140.000 học sinh, trong đó: cấp Mầm non có 27.271 hs, cấp Tiểu học có 57.091 hs, cấp THCS có 38.656 hs, cấp THPT có 16.892 hs.

Tính đến tháng 11/2018, tổng số trường đạt chuẩn toàn tỉnh là 105 trường;  trong đó: trường phổ thông là 92/236 trường (Tiểu học 60 trường,THCS 26 trường, THPT 06 trường) đạt tỷ lệ 39%, tăng 4%; trường mầm non đạt chuẩn là 14/92 trường đạt tỷ lệ 15,2%, tăng 7,3% so với năm học 2016-2017.

3. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Trong năm 2018, phát hiện 367 trường hợp mắc Sốt xuất huyết, giảm 30,1% so với năm 2017; bệnh tay chân miệng phát hiện 1.045 trường hợp, tăng 172,8% so với năm 2017; Số mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác như Tiêu chảy 1.496 trường hợp, tăng 4,8%; bệnh Lỵ 150 trường hợp, tăng 12,8%, Quai bị 145 trường hợp, giảm 26%; Thủy đậu 71 trường hợp, tăng 12,7%. Không phát hiện trường hợp mắc các loại Cúm A. Không có trường hợp tử vong do các bệnh trên.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng: Phát hiện mới 17 bệnh nhân Tâm thần phân liệt (TTPL), giảm 04 trường hợp; số bệnh nhân TTPL đang quản lý 639 trường hợp, trong đó điều trị ổn định 632 trường hợp, đạt 98,9%. Số bệnh nhân động kinh mới phát hiện là 90 trường hợp, tăng 07 trường hợp; số bệnh nhân động kinh đang quản lý 916 trường hợp, trong đóđiều trị ổn định 906 trường hợp, đạt 99%.

Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS

Giám sát 11.574 trường hợp, tăng 2,6%; phát hiện 37 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 28 trường hợp là người địa phương, tăng 09 trường hợp và 27 trường hợp chuyển sang AIDS, tăng 08 trường hợp; 05 trường hợp tử vong, giảm 03 trường hợp; 171 trường hợp được điều trị ARV, tăng 19 trường hợp; 49 trường hợp đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, tăng 13 trường hợp so với cùng kỳ.

Tính từ 1995 đến nay, toàn tỉnh có 494 người nhiễm HIV (nam 342, nữ 152), chuyển sang AIDS 360 trường hợp, tử vong do HIV/AIDS 195 trường hợp. Số người nhiễm HIV hiện còn sống và đang được quản lý tại địa phương là 299 người (trong đó có 165 trường hợp chuyển sang AIDS). Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng hiện tại là 0,048%.

Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh An toàn thực phẩm (VSATTP)

Triển khai các hoạt động tuyên truyền về bảo đảm ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng trong dịp Tết Nguyên Đán và “Tháng hành động vì ATTP” năm 2018. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Nói không với thực phẩm bẩn” với thời lượng 5 phút/bản tin, tần suất 6 lần/tuần vào các ngày từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần trên kênh NTV; thực hiện 04 phóng sự: đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể, đảm bảo ATTP tại các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, phòng ngừa ngộc độc thực phẩm do ăn hải sản lạ và phóng sự phòng ngừa ngộ độc rượu; thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp tư vấn sức khỏe với chủ đề “An toàn vệ sinh thực phẩm - vấn đề nhức nhối trong xã hội ngày nay” trên Đài Truyền hình tỉnh ngày 20/10/2018. Toàn tỉnh tổ chức 232 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tại 6.668 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

4. Hoạt động văn hóa, thể thao

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; các đợt tuyên truyền nổi bật như: trưng bày, triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 2017, tranh ảnh cộng đồng ASEAN và ảnh Nghệ thuật “Ninh Thuận - Xưa và nay”; kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Vit Nam (03/02) và Tết Nguyên đán Mậu Tuất, 43 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) và 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, 71 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7); triển lãm hình ảnh tư liệu, ảnh nghệ thuật về chủ đề “Biển, đảo quê hương” tuyên truyền 73 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8) và Quốc khánh (02/9); 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 29 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12); trang trí Không gian trưng bày triển lãm giới thiệu, quảng bá văn hóa đặc trưng dân tộc tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số miền Trung lần thứ III tại tỉnh Quảng Nam năm 2018;… Trong năm, Đội Tuyên truyền lưu động biểu diễn phục vụ cơ sở 95/80 buổi (đạt 118,8% so KH); ký kết liên tịch phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng trong công tác phục vụ cơ sở tại các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh và tỉnh Lâm Đồng.

Tổ chức đào tạo 16 đội thể thao ở các môn: Taekwondo, Điền kinh, Vovinam, Karatedo, Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua; tham dự 27 giải thể thao gồm: 17 giải quốc gia, 03 khu vực và mở rộng, 06 giải cụm thi đua và 01 giải quốc tế mở rộng, đạt 77 huy chương các loại. Tham dự Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III năm 2018, đạt 02 HCB, 10 HCĐ. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thành công 12 giải thể thao cấp tỉnh, 01 giải (Taekwondo) Cụm Thi đua miền Đông Nam bộ và 16 giải phối hợp là Hội thao các ngành trong tỉnh, các giải thể thao thành tích cao, Hội thao cấp khu vực, toàn quốc và quốc tế năm 2018. Phối hợp tổ chức đón, đưa Giải đua đua xe đạp quốc tế Bình Dương mở rộng lần thứ VIII năm 2018 tranh cúp Biwase, 03 giải đua xe đạp quốc gia đảm bảo trật tự, an toàn, long trọng; phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức Giải Bóng đá vô địch U15 quốc gia-Cúp Thái Sơn Bắc (vòng loại bảng C).

5. Thiệt hại do thiên tai

Trong tháng 11 năm 2018, bão số 8 (từ ngày 17-19) và số 9(từ ngày 24-26), đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho nhiều địa phương trong cả nước.

Tại Ninh Thuận bão số 8 không có người chết, mất tích và người bị thương; Sạt lỡ một số tuyến đường, làm tắc nghẽn giao thông một số tuyến đường Tỉnh lộ và đường liên thôn; Tuyến đường sắt qua xã Phước Minh (huyện Thuận Nam) bị sạt lỡ khoảng 40m; có 01 cây cầu dân sinh bị sập; tường rào hư hỏng 80m; diện tích cây trồng bị ngập khoảng 640 ha; vỡ 06 đìa tôm, 01 đìa ốc; 70 con gia cầm bị chết; Tổng giá trị thiệt hại ước tính 15 tỷ đồng.

Bão số 9 mặc dù các cơ quan chức năng của tỉnh đã chủ động tập trung công tác ứng phó bão lũ, nhưng do lũ đặc biệt lớn nhanh trong đêm khuya nên đã ảnh hưởng đến đời sống dân sinh (nhà ở, ngập lụt, tuy nhiên không có thiệt hại về người), gây ra một số thiệt hại về công trình hạ tầng (giao thông, thủy lợi,...), sản xuất nông nghiệp,... với giá trị thiệt hại khoảng 453,475 tỷ đồng, trong đó:

1. Về nhà ở: 1,674 tỷ đồng.

2. Về giao thông: 133,703 tỷ đồng.

3. Về thuỷ lợi: 44,925 tỷ đồng.

4. Về hạ tầng giáo dục và thiệt hại khác: 13,446 tỷ đồng (trong đó giáo dục 03 tỷ đồng).

5. Về nông lâm nghiệp, thủy sản 259,727 tỷ đồng, gồm:

- Trồng trọt:       213,729 tỷ đồng;

- Chăn nuôi:      8,112 tỷ đồng;

- Nuôi trồng thuỷ sản: 37,886 tỷ đồng.

6. Tình hình cháy, nổ

Trong tháng 12 năm 2018 trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy kho thuốc nam tại chùa Đông Nhạc, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, không thiệt hại về người, tài sản thiệt hại khoảng 40 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện. Lũy kế 12 tháng năm 2018 xảy ra 16 vụ cháy, bằng cùng kỳ, không có thương vong, (năm trước có 01 người chết và bị thương 03 người), thiệt hại tài sản 3,4 tỷ đồng; Vụ nổ không xảy ra,

7. Tai nạn giao thông ( Số liệu tính từ ngày 16 tháng 11 năm 2018 đến ngày 15 tháng 12 năm 2018)

TNGT đường bộ: Xảy ra 07 vụ (nghiêm trọng 07 vụ); làm chết 07 người; bị thương 04 người; thiệt hại tài sản khoảng 18 triệu đồng. So với tháng 11/2018: Số vụ tăng 04 vụ; số người chết tăng 03 người; số người bị thương tăng 03 người; thiệt hại tài sản tăng 9 triệu đồng. So với tháng 12/2017: Số vụ tăng 04 vụ (+133,3%); số người chết vụ tăng 04 người (+133,3%); số người bị thương tăng 04 người (+100%); thiệt hại tài sản tăng 14,7 triệu đồng (+445%).

-TNGT đường sắt: Xảy ra 01 vụ làm bị thương 01 người; thiệt hại tài sản khoảng 50 triệu đồng. So với tháng 11/2018và tháng 12/2017: Số vụ tăng 01 vụ; số người chết không tăng, không giảm; số người bị thương tăng 01 người; thiệt hại tài sản tăng 50 triệu đồng

- VCGT đường bộ: Xảy ra 04 vụ; làm bị thương nhẹ 06 người; thiệt hại tài sản 10,2 triệu đồng. So với tháng 11/2018: Số vụ giảm 10 vụ (-71,42%); Số người bị thương giảm 12 người (-66,66%); thiệt hại tài sản giảm 12,3 triệu đồng (-54,66%). So với tháng 12/2017: Số vụ giảm 17 vụ (-80,95%); số người bị thương giảm 29 người (-82,85%); thiệt hại tài sản giảm 29,9 triệu đồng (-74,56%).

- TNGT đường thủy: Không xảy ra. So với tháng 11/2018 và tháng 12/2017: Không tăng, không giảm.

Tính chung 12 tháng đầu năm 2018 tai nạn giao thông xảy ra 192 vụ, giảm 34% (- 99 vụ) so củng kỳ năm 2017; làm chết 63 người ( tăng 02 người); làm bị thương 226 người, giảm 39,9% (- 150 người); trong đó tai nạn giao thông đường bộ (tính cả va chạm)188 vụ, giảm 34,3% (- 98 vụ); làm chết 62 người, tăng 12,7% ( tăng 7 người); làm bị thương 222 người, giảm 41%(-154 người); tai nạn giao thông đường sắt 4 vụ, giảm 20% (- 1 vụ); làm chết 1 người, giảm 83% (- 5 người); làm bị thương 4 người ( tăng 4 người). Như vậy tai nạn giao thông qua 12 tháng đầu năm 2018 giảm 2 tiêu chí số vụ và số người bị thương, tăng 1 tiêu chí số người chết.

Tóm lại: Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 trên địa bàn tỉnh mặc dù trong bối cảnh có không ít khó khăn, tốc độ tăng trưởng 8,03% tuy không đạt kế hoạch đề ra (9-10%); 6 tháng đầu năm 2018 tốc độ tăng trưởng có cao hơn so với 6 tháng cuối năm 2018 (6 tháng đầu năm 2018 tăng 9,86%, 6 tháng cuối năm 2018 tăng 6,48%). Nhưng nhìn chung kinh tế của tỉnh ở các khu vực có sự tăng  trưởng đồng đều: Khu vực I tăng 5,60% Khu vực II tăng 14,71%  khu vực III tăng 7,20% và Thuế sản phẩm tăng 5,59%; Sản xuất Nông nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá; Công nghiệp, xây dựng tăng cao, nhất là ngành khai khoáng tăng (+33,12%); Năm 2018 hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều có tăng trưởng cao hơn năm 2017; Tuy nhiên, ở mốt số lĩnh vực có sự tăng trưởng chưa đạt được kỳ vọng đề ra và chưa đáp ứng kế hoạch như: Công nghiệp chỉ tăng 12,02%( kế hoạch tăng 16~17%), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá nhanh, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo. Hoạt động kinh doanh thương mại, lưu thông hàng hóa được tổ chức thông suốt, nguồn cung hàng hóa dồi dào, cân đối cung cầu trên thị trường được giữ vững, giá cả hợp lý. Các chủ trương, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Vị thế của Tỉnh được nâng lên, tạo được diện mạo mới, sức bật mới nhất là các khâu đột phá về năng lượng tái tạo, kinh tế biển...Trong lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng, công tác chăm lo cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong dịp tết Nguyên đán được quan tâm thực hiện tốt hơn, qui mô giáo dục được duy trì và chất lượng giáo dục được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; an ninh, chính trị được giữ vững./.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 32
  • Trong tuần: 7467
  • Tất cả: 1226235

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn