01-02-2024
Chỉ Thị về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị tỉnh
Với quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của cả
hệ thống chính trị trong tỉnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải
quyết công việc, tạo động lực, khí thế góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV;
Ngày 29/01/2024
Ban Thường vụ tỉnh ủy Ninh Thuận ban hành
Chỉ thị số 56-CT/TU về tăng cường kỷ luật, kỷ
cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị tỉnh.
Theo đó; Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội từ tỉnh đến cơ sở, toàn
thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan,
đơn vị thuộc tỉnh tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo bước chuyển biến
căn bản, rõ nét trong nhận thức, ý thức và hành động của các cấp, các ngành,
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị,
nhất là người đứng đầu trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ và trách
nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; tuyệt đối không né tránh, đùn đẩy
trách nhiệm; không ngừng nâng cao tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm đối với
công việc được giao. Thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận, kế hoạch của
Trung ương, của Tỉnh ủy về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị, các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
về những vấn đề liên quan, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ; qua đó, khơi dậy và lan tỏa tinh thần tích cực, trách
nhiệm, tạo động lực, khát vọng cống hiến của từng cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động.
2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều
hành, bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với quy trình hóa, cá thể
hóa, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong phân công và thực
thi nhiệm vụ, trong từng khâu của quy trình xử lý công việc. Xác định rõ nhiệm
vụ cấp bách phải được giải quyết ngay; việc nào lớn, khó, phức tạp, nhạy cảm phải
được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, thấu đáo, thông suốt trước khi quyết định... để
chủ động triển khai thực hiện. Các công việc phải được giải quyết bảo đảm yêu cầu
về tiến độ, chất lượng; lựa chọn đúng, trúng những vấn đề cần tập trung chỉ đạo,
nhất là việc khó, những hạn chế, tồn tại đã được chỉ ra sau kết luận thanh tra,
kiểm tra, sau kiểm điểm hằng năm. Chủ động dự báo tình hình, sâu sát, nắm chắc
cơ sở, nhất là địa bàn, lĩnh vực còn tiềm ẩn phức tạp không để bị động, bất ngờ.
Tiếp tục thực hiện phân cấp, ủy quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân gắn với
tăng cường kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát tổ
chức đảng gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp để
kịp thời chấn chỉnh những khuyết điểm, lệch lạc và xử lý kịp thời, linh hoạt,
sáng tạo, hiệu quả những phức tạp phát sinh từ thực tiễn ngay từ cơ sở. Cá nhân
các đồng chí cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu phải
thực sự gương mẫu, đi đầu về tinh thần trách nhiệm, tinh thần tận tụy phục vụ
Nhân dân; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; thực
hiện nghiêm quy chế làm việc, quy trình công tác; tự giác, nghiêm túc nhận
trách nhiệm khi tập thể, lĩnh vực được giao phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ
được giao hoặc khi có cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm
kỷ luật, vi phạm pháp luật, bản thân có sai phạm hoặc nhận thấy không đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thực hiện có hiệu quả chủ trương khuyến khích
và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung.
3. Thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cấp,
ngành, đơn vị theo nguyên tắc toàn bộ nội dung công tác Đảng, quản lý nhà nước,
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội từ tỉnh đến cơ sở
phải được quản lý đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, một việc giao một đơn vị chủ
trì, tránh chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, phù hợp với thực tiễn,
đúng quy định hiện hành. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy,
chính quyền các cấp, các sở, ngành bảo đảm minh bạch, khoa học, nhất quán, đúng
quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ của Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị-xã hội; phải xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể
và trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, nhất là người đứng đầu và thực hiện tốt
mối quan hệ công tác.
4. Kiên quyết, kịp thời thay thế, điều chuyển cán bộ, công chức, viên chức,
nhất là người đứng đầu không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năng lực hạn chế, chưa
chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên, vi phạm kỷ luật, kỷ cương
và trách nhiệm giải quyết công việc; địa phương, đơn vị phát triển không tương
xứng với tiềm năng, vị thế, đầu tư của tỉnh, mất đoàn kết nội bộ, tín nhiệm thấp,
dĩ hòa, vi quý, dư luận cán bộ, đảng viên và đơn thư phản ánh tiêu cực, không
chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu. Quan tâm giáo dục,
xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng, thực hiện đánh giá, bố trí, sắp xếp
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh phù hợp, đúng quy định, phát huy
năng lực, sở trường trong công tác. Định kỳ không quá 05 năm luân chuyển, chuyển
đổi vị trí công tác, vị trí việc làm liên quan đến doanh nghiệp, giải quyết thủ
tục hành chính và người dân theo Nghị định 59/2019/NĐCP, ngày 01/7/2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng.
5. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; tăng cường kiểm tra,
giám sát, thanh tra, nhất là kiểm tra đột xuất về thực hiện các thủ tục hành
chính, về chấp hành quy định giờ giấc làm việc, tinh thần, thái độ phục vụ Nhân
dân, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ
quan. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà,
tiêu cực và vi phạm khác; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
trong thực hiện nhiệm vụ; quyết tâm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ
chức, doanh nghiệp đối với chính quyền tỉnh, xem đây là thước đo đánh giá hiệu
quả, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị; gắn kết chặt chẽ mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương với trách nhiệm của người đứng đầu.
Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
công; quy hoạch, đầu tư, xây dựng, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, khoáng sản...
Đồng thời tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức
phát huy năng lực, sở trường, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến trong tham mưu;
tăng cường đối thoại với Nhân dân; tiếp dân, giải quyết đơn thư; giải quyết vụ
việc bức xúc, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm. Tiến hành rà soát toàn bộ nhiệm
vụ, công việc của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát hiện những nội dung còn để
chậm trễ, kéo dài; xem xét quyết định ngay những nội dung thuộc thẩm quyền, kịp
thời báo cáo, đề xuất những nội dung không thuộc thẩm quyền. Cơ quan quản lý cấp
trên có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức khắc phục, kết quả khắc phục các tồn
tại, hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chế,
quy trình liên thông và quy chế, quy trình nội bộ bảo đảm hiệu quả, khả thi,
tránh hình thức, phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm,
rõ hiệu quả. Đối với những việc chưa có quy định, quy chế, quy trình, nhất là
những vấn đề lớn, khó, vướng mắc, cấp ủy, người đứng đầu phải phát huy vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, nếu không thuộc thẩm quyền, cần báo cáo, đề xuất
cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
6. Phát động phong trào thi đua về nâng cao tinh thần trách nhiệm trong
việc thực hiện các quy định, quy chế, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức
công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị, địa phương; đưa
kết quả thực hiện Chỉ thị này thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh
giá, xếp loại tập thể, cá nhân hằng năm, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị,
địa phương. Đồng thời, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên,
cổ vũ, biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu, nhân rộng các mô
hình, cách làm hay, sáng tạo.
7. Nhận diện, kiểm điểm, đánh giá trên tinh thần tự phê bình và phê
bình, “tự soi, tự sửa”, tinh thần 3 không: “không nói không, không nói khó,
không nói có mà không làm” để có biện pháp kịp thời chấn chỉnh, khắc phục và đẩy
lùi tình trạng né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; trong đó, tập trung một số biểu hiện
sau: (1) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao; không thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ, thủ tục, quy
trình, quy phạm, tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền hoặc theo quy định của Đảng
và pháp luật của Nhà nước về một nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể. (2) Không ưu
tiên giải quyết ngay các việc cấp bách; các vấn đề lớn, khó, phức tạp, nhạy cảm;
các công việc nổi cộm, bức xúc, cấp bách, công việc liên quan đến địa bàn, lĩnh
vực tiềm ẩn phức tạp... (3) Không chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện
các công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao phụ trách; tham mưu “lòng
vòng”, không nêu rõ quan điểm, chính kiến,
tham mưu không rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm đối với công việc
được giao; không phối hợp hoặc phối hợp không có hiệu quả với các cơ quan có
liên quan trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. (4) Tìm cách đẩy việc lên
cơ quan cấp trên hoặc chuyển ngang sang cơ quan, đơn vị, cá nhân khác trong khi
công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của mình. (5) Không trả lời
hoặc trả lời nhưng không nêu rõ quan điểm, chậm trễ trong việc tiếp thu, trả lời
các vấn đề thuộc thẩm quyền khi được hỏi hoặc xin ý kiến. (6) Không chủ động dự
báo tình hình, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình
hình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Tiếp nhận văn bản, nhiệm vụ mà
không báo cáo hoặc chậm báo cáo, báo cáo không trung thực, không đúng kết quả
thực tế việc thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa
phương, cá nhân được phân công phụ trách. (7) Khi cùng một vấn đề có quy định
khác nhau thì chỉ áp dụng những quy định có lợi cho mình, đẩy trách nhiệm cho
cơ quan khác hoặc lệ thuộc vào các cơ quan tư vấn. (8) Một việc, một vấn đề
nhưng tổ chức họp bàn nhiều lần, yêu cầu lấy ý kiến nhiều nơi, yêu cầu báo cáo
nhiều lần nhưng không giải quyết được công việc. Nội dung chỉ đạo chung chung,
khi có nhiều ý kiến khác nhau thì không quyết định, kết luận rõ ràng, không nêu
quan điểm, chính kiến, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, yêu cầu bổ sung trình
tự, thủ tục mới hoặc chờ đợi sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan chức
năng hướng dẫn. (9) Thờ ơ, vô cảm, có thái độ bàng quan, vô trách nhiệm trước
các hành vi sai trái trong cơ quan, đơn vị và xã hội; không giải quyết hoặc giải
quyết không kịp thời, không hết trách nhiệm đối với các vấn đề khiếu nại, bức
xúc, khó khăn của người dân, doanh nghiệp. (10) Người đứng đầu đùn đẩy, né
tránh, giao cho cấp phó trả lời hoặc cung cấp thông tin, không quyết định những
việc thuộc thẩm quyền của mình mà để người khác quyết định hoặc ký thay; thiếu
trách nhiệm trong việc xử lý cán bộ dưới quyền có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ,
trì trệ, kém hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; buông lỏng
quản lý, không theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới,
nhất là các việc có tồn tại, vướng mắc, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. (11)
Không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ, thiếu trách nhiệm trong giải quyết
các kiến nghị, phản ánh sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã
hội, của Nhân dân, báo chí trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này; đồng chí Nguyễn Văn
Hương, Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Cục Thống kê đã tuyên truyền, phổ biến quán triệt sâu rộng nội
dung Chỉ thị số 56-CT/TU, đến từng đảng viên, công
chức, người lao động. Theo đó, chỉ đạo Cục
Thống kê tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc của
đơn vị; Đồng thời yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục căn cứ các biểu
hiện cụ thể tại mục 7 của Chỉ thị này để làm căn cứ xem xét và tham mưu xử lý tập
thể, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước/.
Đính kèm: Chỉ thị số 56-CT/TU
Huỳnh Thế Nhiệm
|