Chỉ thị Về phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận
Nhằm phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Ngày 21/4/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Chỉ thị số 08 /CT-UBND về phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, nâng cao nhận thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tích cực tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trên các lĩnh vực và thúc đẩy chính quyền số hướng tới nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả, cụ thể như sau:

a) Người đứng đầu trực tiếp chủ trì, lãnh đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về các chủ trương, chính sách liên quan đến chuyển đổi số và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo phương châm “Nhận thức đóng vai trò quyết định; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; nền tảng số là đột phá; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin là then chốt; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công trong chuyển đổi số”.

b) Chủ động xây dựng, hoàn thiện và phát triển Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số của ngành, đơn vị, địa phương mình. Đổi mới phương thức làm việc, phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính quyền điện tử; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin, xem đây là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính.

c) Đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không gắn với địa giới hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cắt giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

d) Lấy kết quả thực hiện chuyển đổi số để đánh giá người đứng đầu. Chuyển đổi số trong thời gian tới phải đạt được mục tiêu có sự chuyển biến tích cực, tạo bước đột phá, nâng kết quả xếp hạng chuyển đổi số của tỉnh lên đạt mức khá trở lên từ năm 2023.

đ) Tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị nhà nước sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trong đó chú trọng rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thời gian, phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tổ chức kết nối, tích hợp để cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đáp ứng yêu cầu trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính  tại bộ phận một cửa đối với cấp tỉnh, huyện, xã.

e) Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thực hiện thủ tục hành chính và xử lý trên môi trường mạng. Tăng cường sử dụng chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong việc ký số, xác thực dữ liệu số hóa, xác thực đăng nhập trong hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị.

g) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tập trung triển khai, hoàn thiện và khai thác, sử dụng có hiệu quả, đúng tiến độ các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh đã và đang được triển khai; xây dựng Cổng thông tin dữ liệu mở để chia sẻ dữ liệu cho cộng đồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

h) Phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân nhằm triển khai các dịch vụ Chính quyền số trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ “Make in Việt Nam” trong các hệ thống Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh.

i) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, phát triển nguồn nhân lực về chuyển đổi số để trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu về chuyển đổi số. Đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng trí tuệ nhân tạo để truyền thông trên các nền tảng số theo phương châm “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận và dễ lan tỏa” nhằm giúp người dân tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên các nền tảng số, từng bước hình thành công dân số.

k) Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển các nền tảng công nghệ số; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp có năng lực, uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin để hợp tác, thuê dịch vụ, ưu tiên triển khai các nền tảng ứng dụng dùng chung, giảm mua sắm, nâng cao hiệu quả đầu tư.

l) Thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (phấn đấu đến năm 2025, tỉnh thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố có chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) cao nhất cả nước).

m) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách cấp huyện và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo phân cấp ngân sách hiện hành.

n) Tổ chức tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp về ý nghĩa tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của Đề án 06/CP; chủ động, tích cực thực hiện và vận động người thân, gia đình thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 53 dịch vụ công thiết yếu (25 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06/CP và 28 dịch vụ công theo Quyết định 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Đính kèm: Chị thị số 08 /CT-UBND

Huỳnh Thế Nhiệm
















Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 867
  • Trong tuần: 6216
  • Tất cả: 972130

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn