06-01-2023
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) TỈNH NINH THUẬN Năm 2022
Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) bình quân năm 2022 tăng 4,17% so với năm 2021. Trong 11 nhóm hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng chính trong năm 2022 có tới 10 nhóm mặt hàng có chỉ số giá
tăng và tăng mạnh đã tác động làm CPI chung trong năm tăng, chỉ duy nhất nhóm
bưu chính viễn thông giảm so với năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng các
nhóm mặt hàng năm 2022

CPI năm 2022 tăng chủ
yếu ở một số nguyên nhân sau:
Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) bình quân năm 2022 tăng 4,17% so với năm 2021. Một số nguyên nhân làm
tăng CPI năm 2022 so năm trước.
(1) Trong năm giá
xăng dầu được điều chỉnh tăng 34 đợt (18 đợt tăng và 16 đợt giảm giá), bình
quân giá xăng dầu năm 2022 tăng 27,8% so năm trước, tác động làm CPI chung tăng
0,87 điểm phần trăm; giá dầu diezel tăng 53,37% so năm 2021.
(2) Giá gas trong nước
được điều chỉnh tăng theo giá gas thế giới, bình quân năm 2022 tăng 11,01% so
cùng kỳ nhưng lại giảm 3,36% so với tháng 12 năm 2021.
(3) Giá vật liệu bảo
dưỡng nhà ở tăng 12,12% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tuy có
xu hướng giảm nhưng so với năm trước vẫn tăng theo giá nguyên, nhiên vật
liệu đầu vào làm CPI tăng 0,21 điểm phần trăm.
(4) Giáo dục tăng
11,24% góp phần làm CPI chung tăng 0,54 điểm phần trăm, chủ yếu giá dịch vụ giáo dục
tăng 12,21% do mức học phí trong năm tăng, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban
hành Quyết định số 24/2022/QĐ-UBND ngày 06 tháng 05 năm 2022 về việc quy định mức
thu học phí trong năm học 2022-2023 và vùng thu học phí từ năm học 2022-2023 đối
với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận; Chi phí và nguyên liệu đầu vào tăng làm một số đồ dùng học tập và văn
phòng tăng 3,46%, góp phần làm chỉ số nhóm này tăng cao so với tháng trước.
(5) Giá các mặt hàng
phi lương thực- thực phẩm tăng 7,62% so năm trước làm CPI tăng 2,35 điểm phần
trăm
Bên cạnh các nguyên
nhân làm tăng CPI, có một số nguyên
nhân làm giảm CPI năm 2022 so với năm trước như sau: Giá các mặt hàng
lương thực năm 2022 giảm 5,97% do giá gạo tuy có xu hướng tăng trong những
tháng cận Tết Nguyên đán nhưng vẫn giảm so với năm trước, góp phần làm CPI giảm 0,29 điểm phần trăm; Giá các mặt hàng thực phẩm
năm 2022 giảm 0,35%, làm CPI giảm 0,09 điểm phần trăm, trong đó
giá thịt lợn giảm 12,23%, nội tạng động vật giảm 8,2%; theo đó giá giò, chả giảm
4,16%.
Trong năm 2022, tháng 10 có mức tăng CPI so với tháng trước cao nhất do Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 24/2022/QĐ-UBND ngày 06
tháng 05 năm 2022 về việc quy định mức thu học phí trong năm học 2022-2023 và
vùng thu học phí từ năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, theo đó nhóm giáo dục tháng
10/2022 tăng cao (tăng 41,62%) đã góp phần làm CPI chung tăng 2,23 điểm phần
trăm.
Do ảnh hưởng chung của
giá vàng, đô la Mỹ trong nước và thế giới; So với bình quân cùng kỳ năm 2021,
chỉ số giá vàng năm 2022 tăng 1,77%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 2,57%. Giá vàng
9999 hiện ở mức 5.270.000 đồng/chỉ giá Đô la Mỹ ở mức 24.050 đồng/USD.
Sau 2 năm bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh Covid-19, kinh tế cả nước
phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với
tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu
trong nước tăng lên, nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Dự
báo trong thời gian tới, thị trường vào giai đoạn cuối năm sẽ sôi động hơn, nhu
cầu hàng hóa, đi lại tăng. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã cơ bản phục hồi,
nguồn cung hàng hóa sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Tuy
nhiên, giá một số loại hàng hóa có thể biến động tăng do ảnh hưởng của giá thế
giới và chi phí sản xuất, kinh doanh tăng./.
Nguyễn
Thị Hà
|