Thuận Nam phát triển mô hình “Trồng dưa lưới công nghệ cao”
Mô hình “Trồng dưa lưới công nghệ cao” được triển khai thực hiện bởi Công ty TNHH Fara Farm – thôn 3, xã Nhị Hà, với quy mô 1.500m2, và Công ty Seagul ADC Ninh Thuận - thôn Sơn Hải 2, xã Phước Dinh, với quy mô 70.000 m2, chủ yếu trồng dưa lưới. Ngoài ra Công ty Seagul ADC Ninh Thuận còn trồng Bí hạt đậu.

Qua thời gian triển khai mô hình, tỷ lệ cây sống đạt cao trên 95%, tất cả đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng quả ước đạt 1,2kg -1,5 kg/quả, năng suất thu hoạch ước đạt 20-25 tấn/ha. Việc đầu tư trồng dưa lưới công nghệ cao tạo bước đột phá lớn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp giảm thiệt hại do thời tiết, tăng năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng, tăng thu nhập kinh tế, thay đổi tập quán canh tác truyền thống hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ.

Mô hình được canh tác theo hướng hữu cơ, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và thảo mộc, nên không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế, sức khỏe cho người nông dân mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và cải thiện môi trường, tạo ra nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời xây dựng cho tỉnh những vùng sản xuất rau, quả có thế mạnh. Kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng; đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc, tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng, mở rộng thị trường, đáp ứng các điều kiện để hướng tới xuất khẩu nông sản trong thời gian tới. Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành Công văn số 1364/BVTV-HTQT ngày 12/5/2022 về việc “quản lý vùng trồng xuất khẩu”, cấp 01 mã số cho Công ty TNHH Fara Farm về sản xuất dưa lưới, và Công văn số 1777/BVTV-HTQT ngày 06/7/2022 cấp 03 mã số cho Công ty TNHH Seagull ADC Ninh Thuận về sản xuất dưa lưới, dưa lê và bí hạt đậu.







Đây là một hướng đi mới cho bà con nông dân không chỉ tại huyện Thuận Nam mà còn cho các địa phương khác của tỉnh Ninh Thuận; vừa phù hợp với chủ trương, định hướng chuyển đổi cây trồng của tỉnh, vừa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết của huyện Thuận Nam cũng là giải pháp tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh công tác triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Thuận Nam trong thời gian tới.

Cao Thị Thủy ( CCTK KV Ninh Phước -Thuận Nam)



Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 622
  • Trong tuần: 4920
  • Tất cả: 949312

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn