09-01-2025
CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP) NĂM 2024
Tình
hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 tăng khá cao do có thêm năng lực tăng mới
về năng lượng tái tạo, sản phẩm bao bì và sản
phẩm khai thác đá granite so với năm trước.
Tuy nhiên, một số sản phẩm công nghiệp chế biến gặp khó khăn về tiêu thụ, chi phí đầu
vào tăng, xuất khẩu giảm mạnh. Tính
chung năm 2024, chỉ số IIP ước
tăng 11,77% so với năm trước.
Chỉ số IIP toàn ngành
công nghiệp năm 2024 tăng 11,77% so với năm trước (năm 2023 tăng 13,25%). Trong
đó, ngành khai khoáng tăng 17,29% (năm 2023 tăng 49,53%),
chỉ số sản xuất ngành này tăng chủ yếu do sản phẩm muối khai thác tăng. Ngành chế biến, chế tạo có mức tăng 7,38%,
chủ yếu một số sản phẩm có sản lượng sản xuất cao do nhu cầu thị trường tăng,
nguyên vật liệu dồi dào (đường, tinh bột sắn, thạch, búp bê…). Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt… có mức tăng
ước đạt 13,56% là yếu tố ảnh hưởng quyết định chỉ số tăng trưởng sản xuất chung
toàn ngành tăng so với năm 2023 (sản lượng
điện sản xuất các loại ước tăng 10,9%; phân phối điện thương phẩm tăng 6,9%).
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm
hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: in ấn giảm 8,48%; sản xuất chế biến thực
phẩm giảm 8,21%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 1,07%; chế biến gỗ và sản
xuất sản phẩm từ gỗ tăng 4,66%; sản xuất đồ uống (chủ yếu bia đóng lon
các loại) tăng 6,90%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,52%. Bên cạnh đó, một số
ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất trang phục tăng
40,56%; dệt (sản xuất sợi, khăn bông) ước tính tăng 18,69%; ngành khai khoáng tăng 17,29%; sản xuất và phân phối
điện tăng 13,56%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng
12,12%.
Tình hình một số sản phẩm
công nghiệp chủ yếu năm 2024 so với năm trước: Quần áo các loại tăng
96,1% do một số công ty nhận được đơn hàng lớn, tăng ca sản xuất; Muối biển tăng
51,9% do thời tiết thuận lợi, sản lượng đạt cao; Nước uống
từ yến tăng 44% do tình tình tiêu thụ cao; Tinh bột mỳ tăng
33,4%, do nguyên liệu dồi dào, tình hình tiêu thụ tốt; Thạch nha đam tăng 19%; Sản phẩm thuốc lá điếu tăng 12,1% do tình hình
tiêu thụ tốt, công ty tăng chỉ tiêu sản xuất tại chi nhánh Ninh Thuận; Điện sản xuất tăng
10,9% (trong đó, điện mặt trời tăng 17,1%);
sản xuất Đường tăng 10,7%, do giá đường tăng, nhu cầu
tiêu thụ mạnh, công ty tăng cường mua nguyên liệu ngoài tỉnh để sản xuất; Bia đóng lon tăng 2%, nhà máy không chủ động sản
lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ mà phụ thuộc vào chỉ tiêu giao hàng tuần của
Tổng Công ty; một số sản phẩm xây dựng tăng (gạch
nung tăng 70,2%; khai thác đá xây dựng tăng 38,3%; các loại đá tăng 35,9%); Hạt điều khô giảm 6,9% do tình hình xuất khẩu
thị trường Mỹ, Trung Quốc giảm mạnh, công ty tìm kiếm thêm thị trường trong nước,
giá nguyên liệu điều
thô
và chi
phí logistics tăng cao; Muối chế biến giảm 22,8% do tình hình tiêu thụ gặp
khó khăn, chưa thống nhất được giá cả với khách hàng; Tôm đông lạnh giảm 24,4% do ảnh hưởng bởi
việc doanh nghiệp xuất khẩu đang bị phía Hoa Kỳ điều tra cáo buộc trợ cấp sản
phẩm, buộc
doanh nghiệp phải tìm kiếm khách hàng thay thế tại thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, đơn
hàng chưa có nhiều./.
*Đính kèm file: “Sốliệu chỉ số IIP tháng 12 và năm 2024”.
Nguyễn Hồng Thiện
Phòng thống kê Tổng hợp
|