Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2023 tỉnh Ninh Thuận

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1 Nông nghiệp

Tính đến thời điểm 15/01/2023, cả tỉnh gieo cấy được 14.493 ha lúa đông xuân, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Vụ đông xuân năm nay điều kiện thời tiết nhiều thuận lợi, đầu tháng 01/2023 đã có mưa; lượng nước tích ở các hồ chứa đủ cung cấp cho hầu hết các cánh đồng.

Cùng với việc gieo cấy lúa đông xuân, đến trung tuần tháng Một, các địa phương của tỉnh gieo trồng được 2.528 ha ngô, giảm 6,2% so cùng kỳ năm trước; 57 ha khoai lang, tăng 4,6%; 310 ha lạc, tăng 15,5%; 3.884 ha rau, đậu, giảm 11,1%.

Ước tính tháng Một, đàn trâu giảm 0,15% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò không tăng không giảm; đàn heo tăng 21,1%; đàn dê, cừu giảm 5,7%; đàn gia cầm tăng nhẹ 0,1%. So với tháng trước, giá các sản phẩm vật nuôi trâu, bò tăng (do nhu cầu chế biến làm đồ khô phục vụ ăn uống trong những ngày Tết Nguyên đán). Riêng heo, dê, cừu giá giảm do lượng cung tăng; gia cầm giá ổn định và giảm nhẹ.

1.2 Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong tháng chủ yếu tập trung vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 131,9 m3, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 1.540 ste, giảm 19,8%.         

Trong tháng không xảy ra cháy rừng do thời tiết lạnh; diện tích rừng bị thiệt hại là 0,2 ha do bị chặt, phá, giảm 81,6% so với cùng kỳ năm 2022.

1.3 Thuỷ sản

Trong tháng Một, sản lượng thủy sản cả tỉnh ước đạt 6.795,1 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 5.865,7 tấn, tăng 1,1%; tôm đạt 187,5 tấn, giảm 17,2%; thủy sản khác đạt 741,9 tấn, tăng 11,2%.

Tình hình sản xuất và kinh doanh giống thủy sản của tỉnh trong tháng nhìn chung tăng trưởng tốt. Sản l­ượng giống thủy sản sản xuất ước đạt 4.280 triệu con, tăng 11,3% so cùng kỳ năm 2022, trong đó tôm giống ước đạt 4.235 triệu con, tăng 11,4%.

            2. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 01/2023 ước tính giảm 1,18% so với tháng trước và tăng 1,06% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành sản xuất và phân phối điện chỉ tăng 1,89% so cùng kỳ năm trước vì sản lượng điện mặt trời giảm 14,6% do bức xạ mặt trời giảm (ít nắng); ngành chế biến, chế tạo ước tăng 6,48% do các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, may mặc tăng cường sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán; ngành khai khoáng ước giảm 67,12% do thời tiết không thuận lợi và nghỉ Tết. Riêng ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,08%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 01/2023 giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: muối biển giảm 62,7%; thạch nha đam giảm 33,2%; phân vi sinh giảm 14,3%; bia đóng lon giảm 11,5%; đường RS giảm 5,5%; quần áo may sẵn giảm 0,6%; một số sản phẩm xây dựng giảm (khai thác đá xây dựng giảm 66,2%; xi măng giảm 41,1%; đá granite tăng 2,9%); điện sản xuất tăng 3,3% (trong đó, điện mặt trời giảm 14,6%). Một số sản phẩm tăng cao: tinh bột sắn tăng 29,9%; hạt điều khô tăng 21,7%; tôm đông lạnh tăng 16,7%.

            3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong tháng Một, có 24 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 90 tỷ đồng, giảm 33,3% số doanh nghiệp và giảm 48,3% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Có 29 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 50,8% so cùng kỳ; Có 7 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,2%; và có 81 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 52,8%.

            4. Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng Một ước tính đạt 100,7 tỷ đồng, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 74,0 tỷ đồng, tăng 4,4%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 26,7 tỷ đồng, tăng 10,6%.

Tỷ lệ vốn đầu tư tháng Một so với kế hoạch năm 2023 ước đạt 3,2%, mức tăng thấp nhất các năm 2021-2023 (năm 2021 đạt 3,9%; năm 2022 đạt 3,8%).

            5. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước địa phương ước tính đến ngày 31/01/2023 đạt 290,1 tỷ đồng, đạt 7,9% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 290 tỷ đồng, đạt 8,3%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 0,1 tỷ đồng, đạt 0,1%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng Một đạt 355 tỷ đồng, đạt 4,7% dự toán năm.

            6. Thương mại, giá cả, dịch vụ

6.1 Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2023 ước tính đạt 3.135,3 tỷ đồng, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2022, thể hiện mức phục hồi mạnh mẽ sau thời gian ảnh hưởng dịch Covid-19.

Xét theo ngành hoạt động tháng Một: Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 2.427,2 tỷ đồng, chiếm 77,4% tổng mức, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Lương thực, thực phẩm tăng 12,8% và tăng 15,7%; may mặc tăng 3,4% và tăng 41,0%; phương tiện đi lại tăng 10,1% và tăng 18,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 4,6% và tăng 13,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,9% và tăng 9,1%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 457,2 tỷ đồng, tăng 2,0% so với tháng trướctăng 62,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trướctăng 54,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 249,7 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trướctăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước.

6.2 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

   Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2023 tăng 0,66% so với tháng trước, trong đó: 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 01 nhóm có chỉ số giá giảm và 2 nhóm không tăng không giảm.

   (i) Tám nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

   - Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng cao nhất với 3,16% , do sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, kinh tế cả nước phục hồi mạnh, nhu cầu giải trí, du lịch của du khách tăng mạnh trở lại, theo đó các dịch vụ tăng theo như du lịch trọn gói trong nước tăng 15,87%; khách sạn tăng 11,57%; nhà khách tăng 8,54%. Bên cạnh đó trong tháng trùng với dịp Tết Nguyên đán Quý Mão nên giá các loại mặt hàng cây, hoa, vật cảnh cũng tăng, cụ thể: cây và hoa cảnh tăng 11,99%; vật cảnh tăng 3,63%;

   - Nhóm giao thông tăng 1,32% , chủ yếu do giá nhiên liệu tăng 2,22%, trong đó giá xăng tăng 2,39%. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng cao 15,98% cũng là nguyên nhân làm cho chỉ số nhóm này tăng mạnh, cụ thể: giá vé tàu hỏa tăng 28,78%; giá vé máy bay tăng 32,42%; giá vé xe khách tăng 20%-60% đối với tuyến đường từ TP. HCM về Ninh Thuận;

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,93%, trong đó: Lương thực tăng 2,02%; thực phẩm tăng 1,18% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào dịp Tết Nguyên đán;

   - Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,64% , do nhu cầu mua sắm vào dịp trước Tết Nguyên đán tăng, cụ thể: quần áo may sẵn tăng 0,81%, may mặc khác và mũ nón tăng 0,17%, giày dép các loại tăng 0,41%;

   - Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,61% ;

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,50% , chủ yếu do giá bia tăng (bia chai tăng 1,78%; giá bia lon tăng 1,72%);

   - Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26% ;

   - Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,22%.

   (ii) Một nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm:

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,56% , do nhiều mặt hàng giảm, cụ thể: giá nước sinh hoạt giảm 1,09%; giá điện giảm 0,67%; giá gas giảm 5,2% sau 2 tháng tăng giá (tháng 11 và 12 năm 2022) với mức giảm 22.400 đồng/bình 12 kg vào ngày 01/01/2023 do giá gas thế giới giảm; giá dầu hỏa giảm 2,1%;

   (iii) Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ không tăng không giảm gồm:

   - Nhóm bưu chính viễn thông;

   - Nhóm giáo dục.

Chỉ số giá vàng tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 0,73% so với cùng kỳ năm trước; giá vàng 9999 ở mức 5.270.000 đồng/chỉ. Giá đô la Mỹ giảm 3,11% so với tháng trước, mức tăng trưởng thấp nhất 10 năm qua (2014-2023)[1] , và tăng 0,59% so cùng kỳ năm trước; giá đô la Mỹ ở mức 23.450 đồng/USD. Nguyên nhân giá đô la Mỹ tháng 01/2023 giảm sâu so với tháng trước là do dữ liệu lạm phát của Mỹ cho thấy giá cả đang có xu hướng giảm kéo dài, nâng cao kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.

6.3 Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách tháng Một ước tính đạt 1,17 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 15,4% so với tháng trước và tăng 107,8% so với cùng kỳ năm 2022. Luân chuyển 92,5 triệu lượt khách.km, tăng 14,0% so với tháng trước và tăng cao 108,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Vận tải hàng hóa tháng Một ước tính đạt 1,5 triệu tấn hàng hóa, tăng 14,8% so với tháng trước và tăng cao 94,9% so với cùng kỳ năm trước; hàng hóa luân chuyển đạt 109,7 triệu tấn.km, tăng 14,9% so với tháng trước và tăng 96,1% so với cùng kỳ năm 2022.

            7. Một số vấn đề xã hội

7.1 Đời sống dân cư, công tác an sinh xã hội

Trong tháng Một, cả tỉnh không phát sinh thiếu đói. Tỉnh đã kịp thời giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng Người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội thực hiện được đầy đủ, đúng đối tượng. Công tác người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Ban hành kế hoạch chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, bảo đảm cho người dân không thiếu thốn.

Tỉnh đã triển khai chính sách hỗ trợ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền hỗ trợ 26,6 tỷ đồng và 1.183 tấn gạo từ kinh phí của Chính phủ, địa phương và từ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh.

7.2 Lao động, việc làm

Công tác tư vấn giới thiệu việc làm tiếp tục được triển khai đầy đủ và kịp thời.. Trong tháng, tỉnh đã tư vấn giới thiệu việc làm qua sàn giao dịch việc làm là 3.243 lượt người, đạt 64,9% kế hoạch giao, phối hợp tạo nguồn xuất khẩu lao động là 19 người.

7.3 Giáo dục

Tình hình năm học 2022-2023: toàn tỉnh có 302 cơ sở giáo dục, đào tạo (trong đó có 28 trường ngoài công lập); bao gồm 89 trường cấp mầm non (trong đó có 26 trường ngoài công lập), 128 trường tiểu học, 44 trường THCS, 13 trường THPT, 14 trường liên cấp TH-THCS, 04 trường liên cấp THCS-THPT, 02 trường liên cấp TH-THCS-THPT (ngoài công lập), 05 trường Dân tộc nội trú, 01 trường THPT chuyên, 02 Trung tâm. So với năm học 2021-2022, giảm 06 cơ sở giáo dục, đào tạo (trong đó: 01 trường MG; 05 trường Tiểu học theo đề án, kế hoạch rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp của các huyện, thành phố. Tổng số học sinh đầu năm học 2022-2023 là 148.707, so với cùng kỳ tăng 3.498 học sinh (trong đó Mầm non: 27.527 trẻ, tăng 1.083 trẻ; Tiểu học: 63.416 học sinh, tăng 660 học sinh; Trung học cơ sở: 38.744 học sinh, tăng 1.153 học sinh; Trung học phổ thông: 18.022 học sinh, tăng 375 học sinh).

7.4 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

            Từ ngày 01/01 đến ngày 10/01/2023, toàn tỉnh chưa ghi nhận ca mắc; cấp độ dịch tại địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đang ở cấp độ 1.

            Tính đến ngày 17/01/2023, toàn tỉnh ghi nhận 80 trường hợp mắc Sốt xuất huyết Dengue (SXHD), tăng 72 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 (80/08), chưa có trường hợp tử vong. Toàn tỉnh đã xử lý 03 ổ dịch SXHD; 26/65 xã, phường có trường hợp mắc SXHD, chiếm 40%. Các bệnh lưu hành như Sốt rét, Tay chân miệng, sởi, thuỷ đậu, quai bị... ghi nhận số mắc giảm so với cùng kỳ 2022. Hiện chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nhóm A khác.

7.5 Văn hóa, thể thao

Trong khuôn khổ các hoạt động mừng Xuân Quý Mão 2023, sáng ngày 16/01/2023, tỉnh tổ chức khai mạc Hội báo xuân Quý Mão 2023. Với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước quê hương đổi mới”, Hội Báo Xuân năm nay thu hút sự tham gia của 200 đầu báo, tạp chí với gần 2.000 ấn phẩm báo chí của tỉnh và các cơ quan báo chí trong cả nước, phản ánh sinh động toàn cảnh sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh… của đất nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng trong năm 2022. Hội báo Xuân là hoạt động văn hóa tinh thần, trở thành nét đẹp truyền thống hàng năm.

7.6 Tai nạn giao thông

Trong tháng (từ ngày 15/12/2022 đến 14/01/2023), xảy ra 07 vụ tai nạn giao thông, làm 01 người chết và 08 người bị thương. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 41,7% (giảm 05 vụ); số người chết giảm 85,7% (giảm 06 người) và số người bị thương giảm 11,1% (giảm 01 người). So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 56,2% (giảm 09 vụ); số người chết giảm 85,7% (giảm 06 người); và số người bị thương giảm 52,9% (giảm 09 người).

7.7 Tình hình cháy, nổ

  Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy; không thiệt hại về người; tài sản thiệt hại khoảng 100 triệu đồng; hiện chưa rõ nguyên nhân gây cháy. So với tháng trước, số vụ cháy tăng 01 vụ; thiệt hại về người không tăng không giảm; thiệt hại về tài sản tăng 100 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vụ cháy tăng 01 vụ; thiệt hại về người không tăng không giảm; thiệt hại về tài sản tăng 100 triệu đồng.

7.8 Thiệt hại do thiên tai

Tháng 01/2023, không phát sinh thiệt hại thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. So với tháng trước, số vụ thiên tai giảm 01 vụ, thiệt hại về người không tăng không giảm, thiệt hại về tài sản giảm 31.170 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vụ thiên tai giảm 01 vụ, thiệt hại về người không tăng không giảm, thiệt hại về tài sản giảm 65 triệu đồng./.

 

*Đính kèm file: “58_Báo cáo tình hình kinh tế-xãhội tháng 01-2023


[1] Tốc độ tăng CPI tháng Một so với tháng trước các năm 2014-2023 lần lượt là: giảm 0,20%; giảm 0,13%; tăng 0,07%; tăng 0,67%; giảm 0,12%; giảm 0,56%; giảm 0,07%; tăng 0,47%; giảm 0,04%; giảm 3,11%;.


Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 991
  • Trong tuần: 5598
  • Tất cả: 950470

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn