Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) ước năm 2022 địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) năm 2022 ước tăng 7,42% so với năm 2021 (6 tháng đầu năm tăng 3,84%; 6 tháng cuối năm tăng 11,04%), là mức tăng thấp nhất trong các năm 2019-2022; trong đó: khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) tăng 4,21% (6 tháng đầu năm tăng 5,28%; 6 tháng cuối năm tăng 3,32%) đóng góp 1,23 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng) tăng 5,52% (6 tháng đầu năm tăng 0,46%; 6 tháng cuối năm tăng 12,01%), là mức tăng thấp nhất trong 9 năm gần đây (2014-2022), đóng góp tăng 1,82 điểm phần trăm. Khu vực III (Dịch vụ) tăng 13,79% (6 tháng đầu năm tăng 8,49%; 6 tháng cuối năm tăng 18,98%), là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay và là năm đầu tiên mức tăng đạt hai chữ số, đóng góp 4,44 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm giảm 1,03% (6 tháng đầu năm giảm 7,52%; 6 tháng cuối năm tăng 4,56%), mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011 và có xu hướng giảm dần từ năm 2020 đến nay (năm 2020 giảm 0,10%; năm 2021 giảm 0,56%), đóng góp giảm 0,06 điểm phần trăm.



Trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành nông nghiệp tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước; ngành lâm nghiệp tăng 3,96%; ngành thủy sản tăng 4,45%.

Trong khu vực Công nghiệp và xây dựng; ngành công nghiệp tăng 7,93% so với năm trước (6 tháng đầu năm tăng 6,72%; 6 tháng cuối năm tăng 9,78%), đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2018 – năm tỉnh ta bắt đầu phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 9,97% (6 tháng đầu năm giảm 6,75%; 6 tháng cuối năm giảm 15,31%), đóng góp giảm 0,08 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,20% (6 tháng đầu năm tăng 11,21%; 6 tháng cuối năm tăng 27,52%), đóng góp tăng 0,75 điểm phần trăm; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt… tăng 6,21% (6 tháng đầu năm tăng 6,62%; 6 tháng cuối năm tăng 5,49%), mức tăng thấp nhất trong các năm 2019-2022 (năm 2019 tăng 300,93%; năm 2020 tăng 137,70%; năm 2021 tăng 59,78%), đóng góp tăng 1,01 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 1,01% (6 tháng đầu năm giảm 14,21%; 6 tháng cuối năm tăng 15,18%), là mức tăng thấp nhất trong 9 năm qua (2014-2022), đóng góp tăng 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực Dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 16,37% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm tăng 14,17%; 6 tháng cuối năm tăng 18,73%), đóng góp tăng 0,90 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; vận tải kho bãi tăng 51,37% (6 tháng đầu năm tăng 14,63%; 6 tháng cuối năm tăng 93,0%), mức tăng cao nhất trong 21 ngành kinh tế cấp 1, đóng góp tăng 0,93 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 40,75% (6 tháng đầu năm tăng 13,25%; 6 tháng cuối năm tăng 84,63%), đóng góp tăng 1,24 điểm phần trăm (mức đóng góp cao nhất trong 21 ngành kinh tế cấp 1); hoạt động thông tin và truyền thông tăng 5,99% (6 tháng đầu năm tăng 5,76%; 6 tháng cuối năm tăng 6,21%), đóng góp tăng 0,33 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,45% (6 tháng đầu năm tăng 7,08%; 6 tháng cuối năm tăng 9,57%), đóng góp tăng 0,25 điểm phần trăm; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 22,6% (6 tháng đầu năm tăng 13,09%; 6 tháng cuối năm tăng 33,57%), đóng góp tăng 0,09 điểm phần trăm; giáo dục và đào tạo, đạt mức tăng 5,41% (6 tháng đầu năm tăng 6,03%; 6 tháng cuối năm tăng 4,78%), đóng góp tăng 0,19 điểm phần trăm...

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2022

Năm 2021

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tăng (+), giảm (-)

(%)

A

1

2

3=(1/2)*100

4=100-3

GRDP (giá so sánh 2010)

23.486,5

21.863,6

107,42

+7,42

I. Tổng số VA =  1+2+3

22.248,8

20.613,0

107,94

+7,94

1. Khu vực I ( Nông,  lâm, thủy sản)

6.636,1

6.368,3

104,21

+4,21

2. Khu Vực II (Công nghiệp, Xây dựng)

7.607,9

7.210,2

105,52

+5,52

Chia ra : + Công nghiệp

5.067,5

4.695,2

107,93

+7,93

               + Xây dựng

2.540,4

2.515,1

101,01

+1,01

3.  Khu vực III (Dịch vụ)

8.004,8

7.034,6

113,79

+3,79

II. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

1.237,7

1.250,6

98,97

-1,03


Qua kết quả ước tính tốc độ tăng GRDP năm 2022, ta nhận thấy tình hình tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có sự phục hồi mạnh mẽ sau thời gian ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, từ mức tăng 3,84% của 6 tháng đầu năm đã tăng lên 11,04% của 6 tháng cuối năm. Đặc biệt, 6 tháng cuối năm 2022, hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng, du lịch thu hút nhiều khách tham quan, nghỉ dưỡng, khu vực III Dịch vụ đạt mức tăng cao là 18,98% (6 tháng cuối năm 2021 tỉnh bị dịch bệnh Covid-19 nặng phải phong tỏa nhiều đợt phục vụ phòng, chống dịch), trong đó một số ngành có tốc độ tăng cao: Bán buôn và bán lẻ tăng 18,73% so với cùng kỳ năm trước; vận tải kho bãi tăng 93,0%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 84,63%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ  tăng 33,57%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 31,13%;…

Về cơ cấu GRDP năm 2022: khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 28,4%; khu vực Công nghiệp và xây dựng chiếm 35,6%; khu vực Dịch vụ chiếm 30,7%; thuế sản phẩm chiếm 5,3%; (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2021 là: 29,5%; 35,6%; 29,2%; 5,7%). Nhìn chung, cơ cấu kinh tế những năm gần đây có sự chuyển dịch theo hướng khu vực Công nghiệp tăng lên và giảm khu vực Nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là giai đoạn 2017-2022.

GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 76,8 triệu đồng, tăng 10,2% (tăng 7,1 triệu đồng) so với năm 2021.

Nguyễn Hồng Thiện
(Phòng thống kê Tổng hợp)







Thống kê truy cập
  • Đang online: 28
  • Hôm nay: 927
  • Trong tuần: 9183
  • Tất cả: 1170073

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn