CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP) THÁNG 6 NĂM 2023
Hoạt động sản xuất công nghiệp đạt mức tăng ổn định sau các năm biến động mạnh do ảnh hưởng bởi mức tăng cao của sản xuất điện. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Sáu ước tăng 3,57% so với tháng trước và tăng 11,20% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,14% so cùng kỳ năm trước.

Giá trị tăng thêm toàn ngành Công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 9,64% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,72%), trong đó, ngành khai khoáng tăng mạnh 47,38% (do thời tiết thuận lợi, sản lượng khai thác muối biển tăng cao) đóng góp 1,53 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng ngành công nghiệp; ngành chế biến, chế tạo tăng 3,59%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,36%, đóng góp 7,37 điểm phần trăm.

Chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 dự tính tăng 8,14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành khai khoáng tăng cao nhất với 45,27%, chủ yếu do khai thác muối biển tăng cao. Ngành chế biến, chế tạo tăng 3,84%, là nhóm ngành có chỉ số sản xuất thấp nhất trong 4 nhóm ngành cấp 1 do nguyên vật liệu đầu vào tăng giá, đầu ra sản phẩm gặp khó khăn. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,82% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng điện sản xuất các loại ước tăng 7,12%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2023 giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: In, sao chép bản ghi các loại giảm 6,42%; Sản xuất đồ uống giảm 5,22%; Dệt giảm 3,30%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 3,21%; Sản xuất trang phục tăng 2,18%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 6,24%; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 6,39%; Sản xuất và phân phối điện tăng 7,82%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Khai khoáng khác tăng 45,27%; Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,42%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ: Tinh bột sắn giảm 33,9%, do tình trạng thiếu nguyên liệu; Thạch giảm 10,8%; Bia đóng lon giảm 5,3%, do nhà máy sản xuất theo chỉ tiêu Tổng Công ty giao và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng; Tôm đông lạnh tăng 8,1%, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo; Điện sản xuất tăng 7,1% (trong đó, điện mặt trời tăng 1,1%); một số sản phẩm xây dựng giảm (khai thác đá xây dựng giảm 7,7%; xi măng giảm 45,0%; gạch giảm 45,1%). Một số sản phẩm tăng cao so với năm trước: Đường RS tăng 50,6%, do nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng đủ theo nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp; Hạt điều khô tăng 29,4%, tuy những tháng đầu năm gặp khó khăn về nguyên liệu, nhưng nhìn chung các công ty nhận đơn hàng tăng; Muối chế biến tăng 23,9% do do nguyên liệu đảm bảo nhu cầu sản xuất; Muối biển tăng 17,4% do thời tiết thuận lợi, sản lượng muối thu hoạch đạt cao.

*Đính kèm file: “Sốliệu chỉ số IIP tháng 6 năm 2023”.

Nguyễn Hồng Thiện
Phòng thống kê Tổng hợp







Thống kê truy cập
  • Đang online: 17
  • Hôm nay: 664
  • Trong tuần: 8745
  • Tất cả: 1194322

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn