Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 134
  • Trong tuần: 414
  • Tất cả: 151878
Lỗi thường mắc trong khi làm bài thi Toán THPT quốc gia

Làm tắt bước, tính toán không cẩn thận hay sai kết quả, chép sai đầu bài, phân bố thời gian làm bài cho các câu chưa hợp lí, chưa biết lựa chọn các câu trong đề để thực hiện cho phù hợp năng lực bản thân…là những lỗi cơ bản thí sinh rất thường mắc phải khi làm bài thi môn Toán.

Trong kỳ thi THPT quốc gia tới, để hoàn thành tốt bài thi môn Toán, thí ính cần đọc kĩ đề một lần và khoanh vào những câu, ý mà mình thực hiện ngay được.

Thí sinh nên thực hiện ngay các bài toán cơ bản mình đã có phương án giải quyết. Không làm ra giấy nháp sau đó mới chép lại. Tất nhiên, dù đó là các câu hỏi dễ, nhưng thí sinh tuyệt đối không được chủ quan mà phải thực hiện thật cẩn thận, tính toán chính xác để ăn chắc điểm.

Sau khi hoàn thành những câu dễ, thí sinh tiếp tục với câu hỏi còn lại. Với những câu hỏi này, học sinh cần đọc kĩ đầu bài, phân tích thật kĩ giả thiết bài toán và mối liên hệ giữa giả thiết với yêu cầu bài toán, giữa giả thiết với các kiến thức mình biết liên quan đến bài toán.

Trong quá trình làm bài, không quá tập trung vào một bài nào khi mà bài toán đó mình chưa tìm ra lời giải; phân bố thời gian tìm lời giải và thực hiện giải bài toán đó cho hợp lí.

Đó là những lưu ý khi làm bài thi, còn ở thời điểm này, khi đang trong quá trình ôn tập, thí sinh cần tập trung vào các kiến thức cơ bản của lớp 12, gồm: Khảo sát hàm số, hai bài toán cơ bản liên quan đến khảo sát hàm số đó là bài toán tiếp tuyến, bài toán tương giao, tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên khoảng, đoạn;

Phương pháp giải phương trình, bất phương trình mũ, lôgarit, số phức, phương pháp tọa độ trong không gian, nguyên hàm tích phân, ứng dụng của tích phân trong hình học, tính thể tích của khối chóp, lăng trụ, nón, trụ;

Các phương trình lượng giác cơ bản, thường gặp, các công thức lượng giác, các khái niệm về hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp, 2 quy tắc đếm, công thức tính xác suất;

Phương pháp giải phương trình, bất phương trình bậc nhất, bậc hai cơ bản, xét dấu tam thức nhị thức, các phép toán giao, hợp của tập hợp.

Giáo viên Hoàng Hằng (Trường THPT Phan Đình Giót, Điện Biên)

Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image