Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 78
  • Trong tuần: 781
  • Tất cả: 152281
Cận cảnh điểm đột phá mùa tuyển sinh 2016: Xét tuyển theo nhóm trường

Điểm nổi bật trong Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy Bộ GD&ĐT vừa ban hành là thí sinh đăng kí xét tuyển theo nhóm trường, có thể đăng kí vào nhiều trường trong nhóm. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã có những trao đổi làm rõ hơn về điểm mới này.

Đăng ký thi 2 khối, mức độ thí sinh ảo sẽ tương đương với thi 3 chung

Thưa Thứ trưởng, kỳ thi THPT QG năm nay các trường có thể tuyển sinh theo nhóm. Vậy điều này có làm lượng thí sinh ảo tăng không? Ngoài ra còn có những giải pháp nào để giúp cho Bộ có thể hỗ trợ cho các trường giảm bớt tình trạng thí sinh ảo không?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga 
Với quy chế năm nay, dự tính mức độ thí sinh ảo sẽ tương đương với thi 3 chung, khi thí sinh đăng kí thi 2 khối. Theo đó, Bộ đã có nhiều giải pháp thiết kế để hạn chế lượng thí sinh ảo, năm nay thí sinh thi thì lần 1 có thể nộp vào 2 trường, năm trước chỉ nộp một trường. Cụ thể:

Thứ nhất, khuyến khích các trường tuyển sinh theo nhóm, hiện nay trường ĐH Bách Khoa đã lập ra một nhóm trường tuyển sinh đang tiến hành một cách tốt đẹp.

Thứ hai, các thí sinh phải nộp giấy báo kết quả thi theo thời hạn quy định, không phải chờ đến khi nhập học mới nộp. Để các trường nhận biết được số lượng thí sinh ảo và tuyển sinh tiếp.

Thứ ba, điểm trúng tuyển đợt sau không có quy định điểm xét tuyển đợt sau cao hơn hoặc bằng đợt trước, để các trường chủ động xác định ngưỡng xét tuyển vào trường mình sao cho phù hợp không bị động.

Cuối cùng trong phiếu đăng kí xét tuyển, thí sinh phải ghi rõ tên các trường mà mình đăng kí xét tuyển trong cùng đợt, để các trường có thể phán đoán dự báo được mức độ thí sinh ảo.

Với những đặc điểm như vậy thì hy vọng năm nay các trường có thể chủ động về lượng thí sinh ảo.

Khuyến khích thí sinh đăng kí theo ngành nghề mình ưa thích

Thứ trưởng có thể nói rõ hơn thí sinh sẽ được hưởng quyển lợi như thế nào khi mà họ đăng kí xét tuyển vào những trường thuộc nhóm trường?

Trong quy chế chính thức có bổ sung một số vấn đề về kỹ thuật, tức là cho thí sinh đăng kí vào các trường xét tuyển nhóm, thí sinh sẽ có quyền đăng kí vào nhiều trường ví dụ như trong đợt một các em nếu đăng kí trường độc lập thì có thể đăng kí 2 trường với 2 nguyện vọng. Như vậy có 4 nguyện vọng, còn đối với trường theo nhóm các em có thể đăng kí 4 ngành ấy vào 4 trường khác nhau trong nhóm.

Ví dụ các em đăng kí ngành Cơ khí giữa nhóm trường và trong đó 4 trường có ngành cơ khí, vậy thì các em có thể đăng kí 4 nguyện vọng vào 4 trường đó từ những trường Top cao cho đến những trường top dưới. Vậy nếu các em không trúng tuyển các trường Top trên thì có thể xuống các trường top dưới.

Điều này khuyến khích cho các em đăng kí theo ngành nghề mình ưa thích, hơn là việc cố gắng trúng tuyển vào một trường Đại học. Khi đó đối với các trường rất thuận lợi, các trường theo nhóm sẽ bỏ được lượng thí sinh ảo. Thí sinh đã trúng tuyển NV1 thì chúng ta không xét tuyển những NV tiếp theo, vừa có lợi cho thí sinh, vừa có lợi cho các nhà trường, cho nên rất khuyến khích các trường thành lập các nhóm xét tuyển.

Nhiều nhóm trường xét tuyển, công tác tuyển sinh sẽ đơn giản hơn

Liên quan đến nhóm trường có nhiều ý kiến cho rằng nếu chúng ta để hình thành nhiểu nhóm trường, và trong tương lai mỗi nhóm trường lại có phương thức tuyển sinh riêng, rất có thể sẽ làm rối loạn ảnh hưởng đến thí sinh, Bộ GD&ĐT có lường trước điều này?

Các nhóm trường như vậy họ sẽ thống nhất phương thức tuyển sinh, và như vậy tùy theo chuyên ngành đào tạo, theo Top của các trường sẽ hình thành các nhóm, thí sinh thi vào nhóm nào sẽ xét tuyển nhóm đó.

Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức kỳ thi nữa thì các trường có thể tổ chức theo phương thức theo nhóm, 2 - 3 hoặc 4 - 5 nhóm có giới hạn. Còn các trường khác có thể xét tuyển từ THPT thì không cần tuyển sinh theo nhóm nữa. Làm được như vậy công tác tuyển sinh sẽ hết sức đơn giản, không quá phức tạp.

Có thể thấy thậm chí có mấy nhóm trường và biết đâu nó sẽ hình thành nên 10 nhóm mà mỗi nơi lại có một kiểu tuyển sinh riêng. Vậy theo Thứ trưởng, thí sinh có bị nhiễu thông tin không? 

Đó là quyền tự chủ của các nhà trường. Hiện nay các trường có quyền tuyển sinh theo chiến lược của mình, theo chương trình đào tạo, phụ thuộc vào phương thức đào tạo rồi chiến lược phát triển nhà trường họ có thể đề xuất các phương án tuyển sinh riêng, đấy hoàn toàn là quyền tự chủ.

Đối với thí sinh khi các em đi học các nước trên thế giới cũng như vậy, các em phải tìm hiểu về trường đó để có thể thích nghi cho phù hợp. Ngay trong một lớp mỗi trường đều có phương thức tuyển sinh khác, các em cũng phải tìm hiểu thông tin tuyển sinh. Như vậy ở trong nước cũng thế, các em muốn thi vào trường nào, trước hết các em phải tìm hiểu thông tin của trường ấy, để các em lựa chọn hình thức học tập cho phù hợp.

Điều quan trọng nhất là các em phải chọn ngành phù hợp với sở trường, khả năng của mình để các em đầu tư ôn tập. Sau đó các em tìm hiểu trường, nhóm trường tù các ngành theo phương thức thế nào để các em chuẩn bị kiến thức của mình thi tuyển vào nhóm ngành đấy.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã thành lập chủ trì một nhóm các trường để xét tuyển, các ĐH vùng tuyển sinh chung các trường trong ĐH vùng, các trường độc lập bên ngoài cũng nên thành lập nhóm, như vậy để xét tuyển, hoặc thi tuyển. Như vậy sẽ rất thuận lợi vì thí sinh sẽ không phải thi nhiều trường.

 

Hiện nay khu vực phía bắc ĐH Bách Khoa Hà Nội đã chủ trì nhóm tuyển sinh tốt đẹp, hy vọng phía Nam sẽ có nhóm trường như vậy. Khu vực miền Trung có 2 ĐH vùng là Huế và Đà Nẵng, sẽ hình hành các cụm trường, nhóm như vậy để giải quyết được vấn đề ảo và đơn giản hóa công tác tuyển sinh.

 

Thứ trưởng Bùi Văn Ga

 Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image