Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358 km2, dân số năm 2011 là 568.996 người, gồm 27 dân tộc anh em cùng sinh sống trong cộng đồng các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Rắclây, K'ho,...đã tạo nên truyền thống đoàn kết trong lao động sản xuất và giàu truyền thống cách mạng. Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chánh gồm 1 thành phố và 6 huyện. Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh nằm ở giao điểm quốc lộ 1A và quốc lộ 27 lên Nam Tây nguyên, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 60 km, cách Cảng Ba Ngòi 45 km và có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua. Với những lợi thế trên, Ninh Thuận có điều kiện mở rộng giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và tây nguyên, đồng thời tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, khoa học kỷ thuật hiện đại góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô hạn, gió nhiều, lượng bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C rất lợi thế cho việc phát triển sản xuất muối công nghiệp trên diện rộng, quy mô lớn, phù hợp với một số loại cây trồng, vật nuôi đặc thù như cây nho, cây mía, cây thuốc lá, cây hành tỏi và thích hợp phát triển tốt với đàn dê, cừu… Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km, ngư trường lớn có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại, có hệ sinh thái san hô trên 120 loài, ngoài ra vùng biển Ninh Thuận có một số loài rùa biển đặc biệt quý hiếm. Vùng ven biển có diện tích đất quy mô lớn, nhiều đầm, vịnh thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất tôm giống là thế mạnh của ngành thủy sản, với diện tích đất quy mô lớn vùng ven biển nhiều đầm, vịnh cũng rất phù hợp phát triển du lịch có tầm cỡ trong nước và quốc tế. Khoáng sản phong phú và đa dạng như thiếc, titan tại khu vực ven biển với trữ lượng lớn.

Ninh Thuận có đồng bào Chăm sinh sống tương đối nhiều, nơi đây đang còn nhiều làng nghề và các công trình kiến trúc cổ Chămpa như Tháp Hòa Lai được xây dựng từ thế kỷ IX, tháp Pô Klong Grai xây dựng từ thế kỷ XIII và tháp Pô Rô Mê xây dựng thế kỷ XVI. Trong đó tháp Pô Klong Grai được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia, là nơi diễn ra lễ hội Ka Tê - lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm được tổ chức hàng năm. Ngoài du lịch biển và du lịch văn hóa, Ninh Thuận còn nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch lịch sử như khu du lịch sinh thái Sông Ông đang được đầu tư và các khu du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử như: Khu vực hồ Sông Trâu (huyện Ninh Hải) gắn với vùng bình nguyên Ba Chi - Ma Trai là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Rắclây; Khu vực hồ Sông Sắt (huyện miền núi Bác Ái) gắn với điểm di tích lịch sử bẫy đá Pi Năng Tắc huyền thoại thời chống Mỹ.

Những lợi thế để phát triển ngành du lịch: Phan Rang-Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang là một trong 7 vùng trọng điềm du lịch của cả nước. Dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt đã định hướng phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới là phát huy các lợi thế về du lịch biển, du lịch sinh thái, lịch sử và văn hóa, đưa du lịch thật sự là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

Điều kiện địa lý tự nhiên tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như du lịch và các dịch vụ liên quan, phát triển ngành công nghiệp đóng tàu đánh bắt hải sản, ngành công nghiệp chế biến,... mở rộng quan hệ giao lưu văn hóa, an ninh, quân sự...

Ninh Thuận từ khi tái lập tỉnh (01/4/1992) kinh tế phát triển toàn diện, liên tục với nhịp độ phát triển khá bền vững, đã thu được những thành tựu rất cơ bản. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỉnh đã tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh với quy mô tầm cỡ quốc gia, nhất là Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 (Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên trong cả nước thuê Tư vấn nước ngoài xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020). Qua đó tạo làn sóng đầu tư mới, vị thế của tỉnh từng bước được khẳng định và nâng lên ở tẩm cao mới.

Năm 2011 Tổng sản phẩm nội tỉnh GDP (theo giá so sánh 1994) đạt 3.337 tỷ đồng tăng gấp 3,6 lần so với năm 1992, tốc độ tăng bình quân hàng năm 8,4% (giai đoạn 1992 - 1995 tăng 8,8%; 1995 - 2000 tăng 6,2%; 2000 - 2011 tăng 9,3%); Công nghiệp - xây dựng đạt 886,3 tỷ đồng tăng 7,9 lần; Dịch vụ đạt 1.265,8 tỷ đồng tăng 4,6 lần so với năm 1992. GDP bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, năm 1992 đạt 1,4 triệu đồng/người; năm 2000 đạt 2,9 triệu đồng/người và đến năm 2011 đạt 16,4 triệu đồng tăng 10,7 lần so năm 1992 và tăng 4,6 lần so năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 72 triệu USD tăng 41,4 lần so với năm 1992; Tổng lượt khách du lịch năm 2011 đạt 778 nghìn lượt khách tăng 21,3 lần so với năm 1992.

Cơ cấu tổng sản phẩm nội tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác các tiềm năng và lợi thế, từ khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ. Năm 1992 khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,8% thì đến năm 2011 chỉ còn 43,1%; Công nghiệp - xây dựng từ 15,8% lên 21,9% năm 2011; Dịch vụ từ 29,3% lên 35% vào năm 2011. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy còn chậm nhưng xu hướng chuyển dịch tương đối rõ nét, phù hợp với tình hình vị thế của tỉnh trong từng giai đoạn.

Bước đầu tỉnh Ninh Thuận đạt và vượt mục tiêu tổng quát đề ra cho Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1992-2011.

Chỉ số phát triển Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP)

Theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế (Giai đoạn 1992- 2011)

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia ra

Nông,lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Tốc độ tăng bình quân/năm

8,4

6,0

12,2

9,5

- Thời kỳ 1992-1995

8,8

9,3

3,7

10,0

- Thời kỳ 1995-2000

6,2

5,4

9,7

6,3

- Thời kỳ 2000-2011

9,3

5,3

15,8

10,9

Cơ cấu Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP)
Theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế (Giai đoạn 1992- 2011)

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia ra

Nông,lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

- Năm 1992

100

54,8

15,8

29,4

- Năm 1995

100

56,1

11,0

32,9

- Năm 2000

100

51,8

12,7

35,5

- Năm 2011

100

43,1

21,9

35,0

Một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy còn chậm nhưng xu hướng chuyển dịch tương đối rõ nét, nhất là cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch cơ bản từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ từng bước chuyển dịch đẩy mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Biểu đồ 1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG,

LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

Biểu đồ 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

Cơ cấu khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng lớn nhưng chuyển dịch chậm, năm 1992 chiếm 54,8% đến năm 2000 là 51,8%. Tỉ trọng khu vực này có sự chuyển dịch nhiều đến năm 2006 còn chiếm 43,8% và ổn định đến năm 2011 chiếm tỉ trọng 43,1%. Khu vực Công nghiệp và xây dựng năm 2006 chiếm 19% đến năm 2011 tăng lên 21,9% và Dịch vụ từ 37,2% năm 2006 còn 35% năm 2011. Có thể thấy rằng tổng sản phẩm nội tỉnh hàng năm đều có sự chuyển dịch từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ, tuy nhiên giá trị ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn nên sự chuyển dịch sang khu vực Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ chưa được rõ nét.

Cơ cấu Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP)

Theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế (Giai đoạn 2006- 2011)

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia ra

Nông, lâm nghiệp,thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

- Năm 2006

100

43,8

19,0

37,2

- Năm 2007

100

44,6

19,5

35,9

- Năm 2008

100

45,7

20,9

33,4

- Năm 2009

100

44,7

21,5

33,8

- Năm 2010

100

41,3

22,2

36,5

- Năm 2011

100

43,1

21,9

35,0

Tổng sản phẩm nội tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2011 là 9,6%; trong đó ngành Nông, lâm thủy sản tăng 4,3%; ngành Công nghiệp, xây dựng tăng 14,6%; ngành Dịch vụ tăng 12,4%. Sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Chỉ số phát triển Tổng sản phẩm(GDP)

Theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế (Giai đoạn 2006-2011)

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia ra

Nông,lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Tốc độ tăng bình quân/năm

9,5

4,3

14,6

12,4

- Năm 2006

14,1

21,7

11,6

6,7

- Năm 2007

11,4

10,7

12,1

11,7

- Năm 2008

8,4

4,9

16,5

7,9

- Năm 2009

7,0

0,3

13,3

11,5

- Năm 2010

10,6

0,6

17,9

17,2

- Năm 2011

10,6

5,5

13,5

13,7

GDP bình quân đầu người từ năm 2006-2011 tăng dần theo hướng tích cực và tương đối cao, năm 2006 đạt 5.665 ngàn đồng/người/năm đến năm 2011 đạt 16.430 ngàn đồng/người/năm, bình quân mỗi năm tăng 23,7%. Tổng thu ngân sánh nhà nước trên địa bàn tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2011 và đạt thu cao nhất vào năm 2011 là 1.156 tỷ đồng, trong khi đó năm 2006 thu ngân sách chỉ đạt 270,9 tỷ đồng, bình quân chung từ năm 2006 đến 2011 tăng 33,7%. Tổng chi ngân sách địa phương bình quân thời kỳ 2006-2011 tăng 13,8%, năm 2006 tổng chi là 1.428,9 tỷ đồng, năm 2011 chi 2.895,8 tỷ đồng. Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sánh nhà nước qua các năm có sự chuyển biến theo hướng tích cực: năm 2006 đạt 8,7% đến năm 2011 tăng lên 12,4%, bình quân tỷ lệ động viên GDP vào ngân sánh giai đoạn 2006-2011 là 9,2%.

GDP bình quân đầu người - Thu, chi ngân sách

GDP theo giá so sánh (tỷ đồng)

GDP theo giá thực tế (tỷ đồng)

GDP bình quân đầu người

Thu NS trên địa bàn

Chi NS địa phương (tỷ đồng)

Tỷ lệ động viên GDP vào NS (%)

(ngàn đồng)

(tỷ đồng)

- Năm 2006

2.112,5

3.124,3

5.665

270,9

1.428,9

8,7

- Năm 2007

2.352,3

3.832,0

6.894

298,3

1.796,7

7,8

- Năm 2008

2.549,9

5.091,5

9.08

395,4

1.476,1

7,8

- Năm 2009

2.729,4

5.845,3

10.331

505,3

1.946,2

8,6

- Năm 2010

3.017,6

7.167,5

12.614

555,1

3.491,7

7,7

- Năm 2011

3.337,0

9.348,9

16.43

1.156

2.895,8

12,4

Tốc độ tăng b/q(%)

9,6

24,5

23,7

33,7

15,2

9,2

Lĩnh vực Giáo dục - Y tế

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục đạt được những thành tựu mới; quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục được mở rộng và nâng lên. Cụ thể từ giai đoạn 2006-2011 số trường phổ thông tăng bình quân mỗi năm 2,4%, số lớp học cũng tăng cả 3 cấp học, số phòng học, giáo viên cũng tăng theo số lượng học sinh các cấp. Trước mắt đã cơ bản đáp ứng đủ tình trạng thiếu giáo viên và tình trạng học ca 3.

Đặc biệt học sinh phổ thông trung học và phổ thông cơ sở tăng mạnh, tiểu học không tăng và có xu hướng giảm dần, có 65/ 65 xã phường được công nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, 39/65 xã phường đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; hầu hết các xã đều có trường THCS và các thôn đều có trường hoặc điểm trường tiểu học; 4/6 huyện, thành phố có trường dân tộc nội trú.

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng có nhiều tiến bộ đáng kể. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tính đến thời điểm 31/12/2011 có 64/65 xã, phường có trạm y tế. Cơ sở khám chữa bệnh tăng bình quân mỗi năm 0,5%; năm 2006 có 79 cơ sở đến năm 2011 có 81 cơ sở; năm 2006 có 1.299 giường bệnh đến năm 2011 có 1.635 giường, số giường bệnh tăng 5,8%/năm, đã đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa tỉnh và đưa vào hoạt động; đến nay toàn tỉnh có 26/65 xã, phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm 40%. Công tác đào tạo cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế cơ sở được quan tâm, phát triển mạnh, số thầy thuốc có trình độ trung cấp trở lên bình quân có 13 người/ 1 vạn dân; số bác sĩ bình quân 5,2 người/ 1 vạn dân trong năm 2011.

Trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp và thủy sản cũng đã có những chuyển biến tích cực góp phần trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua kết quả của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 đã phản ảnh tình hình nông thôn, nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận có những đổi mới đáng kể, cơ sở vật chất được đầu tư và nâng cấp, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

I. TÌNH HÌNH NÔNG THÔN

1. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Tính đến 01/7/2011, toàn tỉnh có 47 xã với 253 thôn, trong đó có 17/47 xã đã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành kèm theo quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Hệ thống mạng lưới điện đến các xã đã được đầu tư mở rộng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2011, tỉnh Ninh Thuận có 100% số xã và thôn có điện lưới Quốc gia. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của Chính phủ nhằm cải thiện điều kiện sống, sức khỏe, phát triển sản xuất và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nông thôn.

Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn tiếp tục có bước phát triển về số lượng và nâng cấp về chất lượng. Tiếp tục phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông nông thôn đã phát triển về số lượng và nâng cấp về chất lượng, góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn, việc làm, xóa đói, giảm nghèo và giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế-xã hội khác,… Toàn tỉnh có 100% số xã có đường xe ô tô đến trụ sở UBND xã và đều được nhựa, bê tông hóa (năm 2006 tỉ lệ này là 85,1%); 100% xã có đường ô tô đi đến trụ sở UBND xã được quanh năm (năm 2006 là 97,9%). Hệ thống giao thông đến cấp thôn được chú trọng phát triển mạnh với 98,8% số thôn ô tô có thể đi đến.

Hệ thống trường học, giáo dục mầm non ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển. Năm 2011, 100% xã có trường tiểu học; 44 xã (chiếm 93,6%) có trường trung học cơ sở (năm 2001 là 59,1%, năm 2006 là 78,7%); 7 xã (chiếm 14,9%) có trường trung học phổ thông (năm 2001 là 2,3%, năm 2006 là 6,4%); 97,8% số xã có trường mẫu giáo/mầm non (năm 2001 là 88,6%, năm 2006 là 97,9%). Đến nay có 175 thôn (chiếm 69,1%) có lớp mẫu giáo; 24 thôn (chiếm 9,5%) có nhà trẻ.

Tỷ lệ xã có trường qua hai cuộc Tổng điều tra

Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông, văn hóa, thể thao ở nông thôn tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. Có 45 xã (chiếm 95,7%) có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; 20 xã (chiếm 42,6%) có trạm bưu điện; 26 xã (chiếm 55,3%) có điểm bưu điện văn hóa xã (năm 2006 đạt 70,2%) qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã ở một vài nơi còn thấp, chưa thật sự chú trọng đầu tư nâng cấp, tập trung ở những xã thuộc huyện miền núi Bác Ái (chiếm 44,4%) và Ninh Sơn (chiếm 28,6%) số xã có điểm bưu điện văn hóa xã (năm 2006: 100%). Bằng nhiều nguồn vốn và sự hỗ trợ của các ngành chuyên môn, đến nay tất cả các xã trong tỉnh đều được trang bị máy vi tính, bình quân mỗi xã có từ 6 đến 7 chiếc, trong đó có 44 xã (chiếm 93,6%) đã kết nối Internet (năm 2006 chỉ được 4,3%), với số máy được kết nối Internet là 149 chiếc; 23,4% xã có nhà văn hóa xã (năm 2006 là 12,8%); 72,3% xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn và hòa chung với hệ thống loa phát thanh của xã, có 95,7% số thôn có hệ thống loa phát thanh đến tận ngõ xóm; 93,6% số xã có trang bị tủ sách pháp luật; 36,2% xã có sân thể thao xã. Bên cạnh việc xây dựng các nhà văn hoá xã, hệ thống nhà văn hoá thôn, khu thể thao thôn đã hình thành và phát triển nhanh. Đến năm 2011 có 36% số thôn có nhà văn hóa thôn (năm 2006 là 20%); 21,7% số thôn có khu thể thao thôn. Như vậy, hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông và văn hoá ở nông thôn đã có sự phát triển mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.

Hệ thống y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn được đặc biệt quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp về chất lượng do vậy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2011 có 46 xã (97,8%) có trạm y tế, trong đó có 21 xã (44,7%) đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nông thôn tốt hơn, hệ thống y tế đã được chú ý và mở rộng nhanh đến cấp thôn. Đến năm 2011 có 231 thôn chiếm 91,3% số thôn có cán bộ y tế thôn (năm 2006 là 89,4%). Cùng với việc mở rộng mạng lưới y tế của Nhà nước, hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân được phát triển song hành, góp phần quan trọng vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đến nay có 36,2% số xã có cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn và 59,6% số cơ sở kinh doanh y dược nhưng số cơ sở y dược này phát triển không đồng đều giữa các vùng. Việc cung cấp nước sạch cũng có những bước phát triển nhanh.

Đến thời điểm 01/7/2011 toàn tỉnh có 93,6% số xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tăng 63% so với năm 2006. Vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện, với 4,3% số xã có xây hệ thống thoát nước thải chung, 1,5% số thôn có hệ thống thoát nước thải chung tăng 33,3% so với năm 2006 và 44,7% số xã có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải (năm 2006 là 34%); 30% số thôn có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải.

Tỷ lê xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và
tổ chức thuê/ thu gom rác thải sinh hoạt

Hệ thống chợ, quỹ tín dụng nhân dân và màng lưới khuyến nông được quan tâm và mở rộng. Trong những năm qua Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư, mở rộng hệ thống chợ để phục vụ trao đổi hàng hóa trong vùng, hệ thống khuyến nông cấp xã, cấp thôn cũng được quan tâm phát triển để phục vụ và hỗ trợ nông dân trong sản xuất. Trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh hiện nay có 70 chợ /33 xã hoạt động hàng ngày. Chợ nông thôn được qui hoạch lại và đầu tư nâng cấp, 90% số chợ được xây dựng từ bán kiên cố đến kiên cố (năm 2006 là 65,4%); có 1 chợ được công nhận đạt chuẩn của Bộ xây dựng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển, mạng lưới khuyến nông được củng cố và mở rộng, đến nay có 42 xã chiếm 89,4% số xã có cán bộ khuyến nông, lâm, ngư (năm 2006 là 44,7%) và 23,7% số thôn có cộng tác viên khuyến nông, lâm, ngư (năm 2006 là 14%).

Cùng với với việc tăng cường mạng lưới văn hóa, thông tin, chăm sóc sức khỏe, trong những năm qua tỉnh đã quan tâm thực hiện các chính sách xã hội, dân sinh. Khu vực nông thôn có trên 2,4 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 2,7% số hộ nông thôn được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trong nhà năm 2010, trong đó khu vực có tỷ lệ hổ trợ cao là các xã vùng cao (6,2%), vùng núi (2,9%). Trong năm 2010, khu vực nông thôn có 22.047 hộ, chiếm tỷ lệ 25,1% được vay vốn ưu đãi theo các chương trình, dự án….

Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của lãnh đạo xã từng bước được nâng cao. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của 47 xã trong tỉnh gồm Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch và Phó chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân tuổi đời tập trung trong khoảng từ 40 đến 50 tuổi.

Tuổi đời của cán bộ chủ chốt xã

Đơn vị tính: người

Bí thư Đảng uỷ

Chủ tịch UBND

Phó chủ tịch UBND (thứ 1)

Phó chủ tịch UBND (thứ 2)

Tổng số

46

47

46

32

- Dưới 40 tuổi

8

19

21

22

- Từ 40 - 50 tuổi

29

19

20

10

- Trên 50 tuổi

9

9

5

-

Số cán bộ trẻ có năng lực và trình độ đã được củng cố tăng cường nhiều, hầu hết từ dưới 40 đến 50 tuổi. Trong độ tuổi này tỷ lệ Bí thư Đảng uỷ chiếm 80,4%, Chủ tịch UBND xã chiếm 80,8%, Phó chủ tịch UBND xã chiếm 98,6%. Đặc biệt cán bộ là nữ có 13 người trong tổng số 171 cán bộ chủ chốt của xã, chiếm tỷ lệ 7,6% (năm 2006 là 8,4%), trong đó ở chức danh Chủ tịch xã có 1 người chiếm 2,1% (năm 2006 là 4,3%), Phó chủ tịch UBND xã 12 người chiếm 15,3% (năm 2006 là 16,2%), Bí thư Đảng uỷ xã không có nữ.

Trình độ văn hoá của lãnh đạo chủ chốt xã đã được chuẩn hóa nâng cao, đa phần từ trung học cơ sở trở lên. Tính đến năm 2011 số cán bộ xã có trình độ THPT chiếm tỷ lệ 79,5% (năm 2006 là 53,3%); trình độ tiểu học chiếm 1,8% (năm 2006 là 6,6%) chủ yếu thuộc các xã vùng cao. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên chiếm đa số, 120 người có bằng trung cấp và đại học chiếm 70,2% (năm 2006 là 23,4%) số lãnh đạo chủ chốt xã. Số lãnh đạo chưa qua đào tạo đã giảm nhiều chỉ còn 24,6% (năm 2006 là 70%) tổng số cán bộ chủ chốt xã, trong đó tập trung chủ yếu ở các chức danh Chủ tịch UBND xã 36,2% (năm 2006 là 60,9%), các Phó chủ tịch chiếm 31,6% (năm 2006 là 75,7%) số người chưa được đào tạo.

Trình độ của cán bộ chủ chốt xã

Đơn vị tính: người

Bí thư Đảng uỷ

Chủ tịch UBND

Phó chủ tịch UBND (thứ 1)

Phó chủ tịch UBND (thứ 2)

Trình độ văn hóa

- Tiểu học

1

2

-

-

- THCS

11

10

8

4

- THPT

34

35

39

28

Trình độ chuyên môn

- Chưa qua đào tạo

-

17

16

9

- Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ

-

-

2

2

- Sơ cấp

1

2

2

1

- Trung cấp, cao đẳng

24

11

16

11

- Đại học trở lên

21

17

11

9

Nhìn chung, hệ thống hạ tầng nông thôn đã được nâng cấp và hoàn thiện cả về chiều rộng và chiều sâu, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Đồng thời còn là nhân tố quan trọng góp phần hình thành các thị trấn và các tâm điểm giao lưu kinh tế. Đây là kết quả đạt được trong quá trình thực hiện nông thôn mới và trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010 và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông thôn Ninh Thuận còn những vấn đề cần được tiếp tục quan tâm trong thời gian tới:

Một là: Vệ sinh môi trường là lĩnh vực còn nhiều bất cập. Hiện nay toàn tỉnh chỉ có 4,3% số xã và 1,5% số thôn có xây dựng hệ thống thoát nước thải chung và có 44,7% số xã và 30% số thôn có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải… Hạ tầng hệ thống nước thải và dịch vụ thu gom rác thải ở các vùng cao và miền núi chưa được quan tâm, chưa phát triển, so với các xã vùng đồng bằng, trung du..

Hai là: Việc phát triển, mở rộng hệ thống nhà trẻ, lớp mẫu giáo, hệ thống dịch vụ y tế tư nhân đến cấp thôn vẫn còn hạn chế và phát triển chưa đồng đều giữa các vùng,…

Ba là: Việc phát triển, mở rộng thư viện xã tiến độ đầu tư còn rất chậm. Năm 2011 chỉ có 2,1% số xã có thư viện không tăng so với 5 năm về trước.

I. TÌNH HÌNH NÔNG THÔN (tiếp theo)

2. Hộ và lao động khu vực nông thôn đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực nhưng mức độ chuyển dịch còn chậm và chưa đều.

Hộ và ngành sản xuất chính của hộ hoạt động chủ yếu là ngành sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hộ nông thôn

Khu vực nông thôn đến thời điểm 01/7/2011 có 87.972 hộ, tăng 10,4% (tăng 8.311 hộ) so với năm 2006 với tổng nhân khẩu là 357.040 người; bình quân 4,1 nhân khẩu/ hộ (năm 2006 là 4,7 nhân khẩu/hộ); lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn là 211.816 lao động, tăng 0,7% (tăng 1.428 lao động), bình quân 2,4 lao động/ hộ (năm 2006 bình quân 2,6 lao động/hộ). Hộ trong khu vực nông thôn có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng sự chuyển dịch còn chậm và không đồng đều, do quá trình phát triển đô thị ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm một số xã chuyển thành phường và có sự biến động về ranh giới địa chính trong các năm, do vậy tốc độ tăng hộ khu vực nông thôn qua các kỳ điều tra, kể từ năm 2006 trở đi giảm dần: giai đoạn 1994-2001 tăng 0,2%, giai đoạn 2001-2006 tăng 2,7%, giai đoạn 2006-2011 chỉ còn tăng 2%.

Cụ thể hộ nông thôn từng địa bàn như sau:

Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm: Có 1 xã, 2.202 hộ, chiếm 2,5%

Huyện Bác Ái: Có 9 xã, 5.701 hộ, chiếm 6,5%

Huyện Ninh Sơn: Có 7 xã, 15.256 hộ, chiếm 17,4%

Huyện Ninh Hải: Có 8 xã, 18.825 hộ, chiếm 21,4%

HuyệnNinh Phước: Có 8 xã, 24.840 hộ, chiếm 28,2%

HuyệnThuận Bắc: Có 6 xã, 8.989 hộ, chiếm 10,2%

HuyệnThuận Nam: Có 8 xã, 12.159 hộ, chiếm 13,8%

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu hộ khu vực nông thôn
qua các kỳ Tổng điều tra

Ngành sản xuất chính của hộ

Ngành sản xuất chính của hộ được xác định dựa trên lao động của hộ hoặc thời gian lao động ngành nào nhiều hơn để phân loại. Căn cứ tiêu chí trên, tính chung cho hộ điều tra: hộ nông nghiệp chiếm nhiều nhất 59,9%; hộ thủy sản chiếm 10,5%; hộ dịch vụ chiếm 8,3%; hộ thương nghiệp 6,9%; hộ công nghiệp 4,1%; hộ khác chiếm 3,9%; hộ xây dựng 3,9% hộ vận tải 1,4%; hộ diêm nghiệp 0,7% và hộ lâm nghiêp 0,5%.

Cơ cấu hộ nông thôn phân theo ngành sản xuất chính

Đơn vị tính: %

Toàn tỉnh

Phan Rang

Bác Ái

Ninh Sơn

Ninh Hải

Ninh Phước

Thuận Bắc

Thuận Nam

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

100

- Hô nông nghiệp

58,3

45,7

89,3

65,5

38,7

70,0

78,6

34,3

- Hộ lâm nghiệp

0,6

0,6

0,3

0,7

0,1

0,3

0,4

2,2

- Hộ thủy sản

7,5

1,1

0,0

0,1

14,5

0,9

0,5

29,7

- Hộ diêm nghiệp

0,8

0,2

0,0

0,0

3,3

0,0

0,0

0,5

- Hộ công nghiệp

4,7

6,4

0,3

4,9

7,5

3,4

2,9

6,0

- Hộ xây dựng

4,5

10,9

0,5

3,4

5,8

6,0

2,9

2,3

- Hộ thương nghiệp

7,9

11,1

4,0

7,7

11,4

6,8

5,1

8,6

- Hộ vận tải

1,6

3,1

0,2

1,9

1,8

1,1

0,7

2,7

- Hộ dịch vụ khác

9,6

16,6

4,9

10,6

10,4

10,4

6,9

9,2

- Hộ khác

4,5

4,3

0,5

5,2

4,1

4,1

2,0

4,5

Ngành sản xuất chính của hộ khu vực nông thôn so với năm 2006

Năm 2011 (hộ)

Năm 2006 (hộ)

Cơ cấu (%)

Năm 2011

Năm 2006

Tổng số

87.972

79.661

100,0

100,0

- Hô nông nghiệp

51.251

50.279

58,3

63,1

- Hộ lâm nghiệp

539

875

0,6

1,1

- Hộ thủy sản

6.641

5.7

7,6

7,2

- Hộ diêm nghiệp

691

-

0,8

-

- Hộ công nghiệp

4.133

4.204

4,7

5,3

- Hộ xây dựng

3.922

2.403

4,5

3,0

- Hộ thương nghiệp

6.9

8.413

7,9

10,6

- Hộ vận tải

1.373

976

1,6

1,2

- Hộ dịch vụ khác

8.476

4.226

9,6

5,3

- Hộ khác

3.956

2.585

4,4

3,2

Ngành sản xuất chính của hộ ở khu vực nông thôn có sự chuyển dịch theo xu hướng tích cực, hộ nông nghiệp tuy tăng (tăng 972 hộ) nhưng cơ cấu hộ nông nghiệp xu hướng giảm 4,8% so năm 2006 trong tổng số hộ nông thôn, ngành thủy sản có 6.641 hộ tăng 941 hộ chiều hướng tăng đối với ngành nghề nuôi trồng thủy sản, cơ cấu chiếm 7,6% tăng 0,4% so năm 2006. Một số ngành so với năm 2006 đã có sự chuyển dịch như ngành xây dựng trong khu vực nông thôn cũng dịch chuyển tăng, có 3.922 hộ tăng 1.519 hộ, chiếm 4,5% tăng 1,5%; ngành vận tải có 1.373 hộ tăng 379 hộ, chiếm 1,6% tăng 0,4%; ngành dịch vụ khác có 3.956 hộ tăng 1.371 hộ, chiếm 9,6% tăng 4,3%.

Khu vực nông thôn tuy có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong ngành sản xuất chính của hộ, giảm tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp tăng tỷ trọng hộ phi nông nghiệp nhưng sự chuyển biến chưa đồng đều giữa các vủng, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán chậm so với yêu cầu, vẫn còn mang tính chất thuần nông,chưa gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm rất lớn trong cơ cấu ngành, ngành công nghiệp giảm, chiếm tỷ trọng trong cơ cấu còn rất thấp, tăng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn gồm các ngành dịch vụ, ngành vận tải, ngành xây dựng, đối với ngành thương nghiệp so với năm 2006 giảm số lượng hộ (giảm 1.423 hộ) và giảm về cơ cấu (giảm 2,7%) nhưng tỷ trọng chiếm 7,9% sau ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ, tuy nhiên ngành công nghiệp giảm và chiếm tỷ trọng thấp 4,7% (năm 2006: 5,3%).

Nguồn thu nhập chính của hộ chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề.

Nguồn thu nhập chính của hộ ở khu vực nông thôn chủ yếu là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của hộ 66,6%; kế tiếp là ngành thương nghiệp, vận tải chiếm 19,2%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 9,4%; hộ thuộc nguồn thu nhập khác chiếm 4,9%.

Hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập chính

Tổng số (hộ)

Cơ cấu nguồn thu nhập lớn nhất (%)

Nông, lâm, thủy và diêm nghiệp

Công nghiệp, xây dựng

Thương nghiệp, vận tải, dịch vụ

Hộ khác

Toàn tỉnh

87.972

66,6

9,4

19,1

4,9

- TP. Phan Rang-TC

2.202

47,8

17,6

30,3

4,3

- Huyện Bác Ái

5.701

88,6

0,9

9,5

1,0

- Huyện Ninh Sơn

15.256

65,4

8,6

20,3

5,7

- Huyện Ninh Hải

18.225

56,3

13,4

23,2

7,1

- Huyện Ninh Phước

24.84

67,1

10,0

18,4

4,5

- Huyện Thuận Bắc

8.989

79,1

6,0

12,6

2,2

- Huyện Thuận Nam

12.159

67,2

7,8

20,1

4,9

Nguồn thu nhập chính từ ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp có 58.628 hộ, chiếm 66,6% (trong đó chủ yếu là hộ nông nghiệp 50.527 hộ, chiếm 57,4%; thủy sản 6.820 hộ, chiếm 7,8%) giảm cơ cấu 3,9%; so với năm 2006 ngành thương nghiệp-vận tải có 16.846 hộ, chiếm 19,1% tăng 1,7%; ngành công nghiệp-xây dựng 8.230 hộ, chiếm 9,4% tăng 1,2%, hộ có nguồn thu nhập khác 4.269 hộ, chiếm 4,9% tăng 1,1%.

Cơ cấu hộ nông thôn theo nguồn thu nhập chính

Hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp ở nông thôn
phân theo nguồn thu nhập chính

Tổng số (hộ)

Chia ra (%)

Hộ nông nghiệp

Hộ lâm nghiệp

Hộ thủy sản

Hộ diêm nghiệp

Toàn tỉnh

58.628

86,2

1,0

11,6

1,2

- TP. Phan Rang-TC

1.053

96,1

1,3

2,2

0,4

- Huyện Bác Ái

5.048

99,8

0,2

0,0

-

- Huyện Ninh Sơn

9.974

98,5

1,3

0,2

0,0

- Huyện Ninh Hải

10.603

67,3

0,1

26,6

6,0

- Huyện Ninh Phước

16.669

98,2

0,5

1,3

0,0

- Huyện Thuận Bắc

7.109

98,7

0,6

0,7

0,0

- Huyện Thuận Nam

8.172

50,7

3,4

45,2

0,7

Khu vực nông thôn nguồn thu nhập chính của hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản, diêm nghiệp chủ yếu vẫn là nông nghiệp, khuynh hướng ngành nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khác tương đối rõ nét. Tuy nhiên,việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông thôn còn chậm, ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-vận tải và ngành nghề khác có chuyển dịch tăng nhưng mức độ chưa cao, chưa đồng bộ.

So sánh cơ cấu giữa các loại hộ ở nông thôn theo ngành sản xuất chính thì hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp có 59.122 hộ chiếm 67,2% hộ nông thôn có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp là 66,6% (58.628 hộ); kế tiếp là hộ thương nghiệp,vận tải, dịch vụ chỉ có 8.363 hộ chiếm 9,5% nhưng có nguồn thu nhập chính từ thương nghiệp,vận tải, dịch vụ tới 19,1% (16.846 hộ); hộ công nghiệp, xây dựng 8.055 hộ chiếm 9,2% nhưng có 9,4% (8.230 hộ) có nguồn thu nhập chính từ ngành công-xây dựng. Như vậy, tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp thấp hơn tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp. Ngược lại tỷ trọng các loại hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ phi nông nghiệp cao hơn tỷ trọng hộ có ngành sản xuất chính phi nông nghiệp. Qua kết quả so sánh giữa cơ cấu các loại hộ đã phản ảnh phần nào hiệu quả sản xuất của các ngành nghề công nghiệp, xây dựng cao hơn so với các hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Đối với hộ khác ở nông thôn sự so sánh này gần như không chênh lệch, có 3.956 hộ chiếm tỷ trọng 4,5% thì nguồn thu nhập chính từ nguồn khác là 4.269 hộ chiếm tỷ trọng 4,9%.

Lao động của hộ khu vực nông thôn phần lớn hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Số người trong độ tuổi lao động được tính đối với nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi có khả năng tham gia lao động, không tính học sinh, sinh viên trong độ tuổi còn đang đi học, những người tàn tật, mất sức lao động không có khả năng tham gia lao động sản xuất. Tính đến thời điểm 01/7/2011 lao động thuộc khu vực nông thôn tỉnh Ninh Thuận là 195.093 người tăng 2.217 người so với năm 2006, trong đó hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 64,9%, ngành dịch vụ chiếm 20,5%, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 10,8%. Lao động nông thôn ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, giảm dần ở khu vực sản xuất nông,lâm nghiệp và thủy sản.

Cơ cấu lao động trong độ tuổi khu vực nông thôn
trong các ngành kinh tế

Năm 2011 (Người)

Năm 2006 (Người)

Cơ cấu (%)

2011

2006

Tổng số

195.093

192.876

100,0

100,0

- Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

126.6

137.954

64,9

71,5

- Ngành công nghiệp-xây dựng

20.997

18.703

10,8

9,7

- Ngành dịch vụ

40.009

32.23

20,5

16,7

- Không hoạt động kinh tế

7.487

3.989

3,8

2,1

Cơ cấu ngành nghề những người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động khu vực nông thôn

Chất lượng lao động trong khu vực nông thôn còn rất thấp, so với năm 2006 tuy có nâng cao hơn nhưng tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo chiếm còn rất cao 91,5% (năm 2006 là 95%), trình độ đại học trở lên chiếm 1,6% (năm 2006 chiếm 1%); cao đẳng 1,3% (năm 2006: 1,1%), trung cấp 2,7% (năm 2006: 1,9%), sơ cấp nghề 1,4% (năm 2006 là 1,1%).

Lao động hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 126.600 người, chiếm 64,9% cơ cấu lao động của các ngành, giảm 6,6% so với năm 2006; ngành dịch vụ chiếm 30,5%, tăng 13,8%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 10,8%, tăng 1,1%; không hoạt động kinh tế chiếm 3,8%, tăng 1,7% so năm 2006.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong các ngành kinh tế theo hướng tích cực, tăng số lượng lao động, nhưng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, chuyển dịch dần sang ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch sang ngành công nghiệp còn rất chậm chỉ tăng 1,1%, sự chuyển dịch sang ngành dịch vụ tốc độ nhanh hơn, so với năm 2006 tăng 13,8%. Như vậy cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, cạnh đó lực lượng lao động và trình độ chuyên môn cũng biến chuyển về chất, lao động ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn và huyện Ninh phước có tỷ trọng cao đẳng, đại học trở lên chiếm cao hơn, tỷ trọng trình độ chưa qua đào tạo thấp hơn so với các huyện khác. Vùng miền núi tỷ trọng trình độ cao đẳng và đại học trở lên còn rất thấp, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu trình độ chuyên môn.

Cơ cấu số người trong và trên độ tuổi lao động
ở nông thôn thực tế đang lao động

Tổng số (người)

Chia theo trình độ chuyên môn kỷ thuật (%)

Chưa qua đào tạo

Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp

Cao đẳng nghề

Cao đẳng

Đại học trở lên

Toàn tỉnh

208.613

91,5

1,5

1,4

2,7

0,3

1,0

1,6

- TP. Phan Rang-TC

5.3

88,6

1,5

1,7

3,3

0,3

1,7

2,8

- Huyện Bác Ái

14.603

93,3

2,0

1,4

2,1

0,2

0,5

0,4

- Huyện Ninh Sơn

34.093

90,4

0,9

1,4

3,6

0,3

1,0

2,4

- Huyện Ninh Hải

42.494

91,7

1,5

1,2

2,7

0,4

0,9

1,6

- Huyện Ninh Phước

58.59

90,9

1,4

0,6

3,3

0,5

1,3

2,0

- Huyện Thuận Bắc

23.083

95,1

1,2

0,8

1,6

0,1

0,5

0,7

- Huyện Thuận Nam

30.45

90,9

1,9

3,6

1,9

0,2

0,7

0,8

I. TÌNH HÌNH NÔNG THÔN (tiếp theo)

3. Sản xuất phát triển, thu nhập tăng đời sống người dân nông thôn từng bước cải thiện, tăng cường đầu tư phát triển và tích luỹ, tuy nhiên vốn tích lũy có chênh lệch lớn giữa các loại hộ

Từ điều tra mẫu 870 hộ ở khu vực nông thôn phân bổ theo ngành sản xuất chính như sau:

- Hộ nông nghiệp : 547 hộ, chiếm 62,9% tổng số hộ mẫu;

- Hộ lâm nghiệp : 3 hộ (chiếm 0,3%);

- Hộ thủy sản : 29 hộ (chiếm 3,3%);

- Hộ diêm nghiệp : 4 hộ (chiếm 0,5%);

- Hộ công nghiệp : 35 hộ (chiếm 4%);

- Hộ xây dựng : 35 hộ (chiếm 4%);

- Hộ thương nghiệp : 73 hộ (chiếm 8,4%);

- Hộ vận tải : 19 hộ (chiếm 2,2%);

- Hộ dịch vụ khác : 92 hộ (chiếm 10,6%);

- Hộ khác : 33 hộ (chiếm 3,8%);

Cơ cấu hộ mẫu theo ngành sản xuất chính cho thấy: hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ lớn (67%) trong tổng số hộ ở nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 62,9%; Cơ cấu này phù hợp với cơ cấu chung trong Tổng điều tra toàn bộ các hộ nông thôn.

Kinh tế hàng năm của tỉnh đều có tốc độ phát triển tăng, trong đó sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng lên, quan hệ sản xuất ở nông thôn được điều chỉnh hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ, vốn tích lũy của hộ nông thôn có nhiều khởi sắc nhưng không đồng đều giữa các loại hộ.

Vốn tích lũy bình quân 1 hộ nông thôn ở 837 hộ (không tính 33 hộ khác không hoạt động kinh tế) tại thời điểm 01/7/2011 đạt 5,9 triệu đồng/ hộ bằng 82,2% so với tích lũy tại thời điểm 01/7/2006. Tuy nhiên xét theo loại hộ, thì có 6 trong tổng số 9 loại hộ có vốn tích lũy bình quân 1 hộ cao hơn thời điểm 01/7/2006; trong đó loại hộ dịch vụ khác có vốn tích lũy nhiều nhất đồng thời cũng là hộ có mức tăng tích lũy cao nhất, tăng gần 4,9 triệu đồng so thời điểm 01/7/2006; kế tiếp là loại hộ công nghiệp có vốn tích lũy tăng 2,8 triệu đồng, hộ nông nghiệp vốn tích lũy không tăng đáng kể. Ngược lại, có loại hộ vốn tích lũy không tăng mà còn thấp hơn thời điểm 01/7/2006 là hộ lâm nghiệp, hộ thương nghiệp, hộ vận tải, trong đó tích lũy thấp nhất là hộ thương nghiệp bình quân vốn tích lũy 1 hộ giảm 7,9 triệu đồng.

Tại thời điểm 01/7/2011, vốn tích lũy bình quân 1 hộ ở các loại hộ như sau: hộ hoạt động dịch vụ khác cao nhất 12,6 triệu đồng/hộ, tiếp đến là hộ thủy sản 10,5 triệu đồng, hộ thương nghiệp 8,8 triệu đồng, hộ công nghiệp 7,7 triệu đồng, hộ nông nghiệp 4,3 triệu đồng. Hộ lâm nghiệp có vốn tích lũy bình quân thấp nhất chỉ gần 1,5 triệu đồng và giảm 0,9 triệu đồng so thời điểm 5 năm về trước. Qua các con số này phần nào thể hiện đời sống khó khăn hơn của người dân sống bằng nghề rừng.

Vốn tích lũy hộ nông thôn phân theo loại hộ

Bình quân 1 hộ (nghìn đồng)

Tổng số

5.978,2

- Hộ nông nghiệp

4.299,8

- Hộ lâm nghiệp

1.466,7

- Hộ thủy sản

10.503,4

- Hộ diêm nghiệp

4.750,0

- Hộ công nghiệp

7.717,1

- Hộ xây dựng

4.660,5

- Hộ thương nghiệp

8.813,9

- Hộ vận tải

4.310,5

- Hộ dịch vụ khác

12.665,1

Vốn tích lũy có mức chênh lệch giữa các huyện, thành phố. Huyện Ninh Hải có mức tích lũy cao nhất với giá trị tích lũy bình quân 9.838 nghìn đồng/ hộ, kế đó là huyện Thuận Nam 8.263 nghìn đồng/ hộ, huyện Ninh Phước 7.695 nghìn đồng/ hộ, huyện Ninh Sơn 7.360 nghìn đồng/ hộ, thành phố Phan Rang Tháp Chàm 3.345 nghìn đồng/ hộ, huyện Thuận Bắc 2.107 nghìn đồng/ hộ, thấp nhất là huyện Bác Ái chỉ đạt mức tích lũy bình quân 1.800 nghìn đồng/ hộ. Qua tính toán tổng vốn tích lũy ở các hộ nông thôn tại thời điểm 01/7/2011 gần 625 tỷ đồng; trong đó huyện Ninh Phước với số lượng hộ nông thôn nhiều nhất, đóng góp 191 tỷ đồng trong tổng vốn tích lũy (chiếm 30,6%), tiếp đến là huyện Ninh Hải với mức tích lũy là 185 tỷ đồng (chiếm 29,6%), huyện Ninh Sơn chiếm 17,9%, huyện Thuận Nam chiếm 16,1%, Thuận Bắc chiếm 3%, Bác Ái chiếm 1,6%, cuối cùng là TP. Phan Rang-Tháp Chàm vốn tích lũy ở hộ nông thôn chiếm 1,2% trong tổng vốn tích lũy của các hộ nông thôn toàn tỉnh. Đây là khoản tiền nhàn rỗi trong dân ở nông thôn, tuy không cao so với mức chung các tỉnh lân cận nhưng cũng cần có các biện pháp và chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi này phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội

Qua 5 năm, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rõ nét, tỷ lệ hộ khá và giàu ở nông thôn tăng nhanh cả số lượng, tỷ trọng và mức tích lũy, mua sắm,...Thực tế đã chứng minh: đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và các chính sách của nhà nước đã đi vào cuộc sống nông thôn ở tỉnh ta.

Tuy nhiên cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, tỷ trọng đầu tư giữa những ngành nghề phi nông nghiệp vẫn còn nhỏ bé. Mức tích lũy và đầu tư của hộ nhìn chung vẫn còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh.

II. SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển tuy tốc độ chưa cao nhưng theo xu hướng tích cực sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đến thời điểm 01/7/2011, toàn tỉnh có 72.012 hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó khu vực nông thôn 58.469 hộ, chiếm 81,2%, khu vực thành thị 13.543 hộ chiếm 18,8% trong số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh.

1. Cơ cấu hộ, lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng.

Trong 72.012 hộ có hoạt động sản xuất chính ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh, thì hộ nông nghiệp có 60.787 hộ, chiếm 84,4%; hộ lâm nghiệp có 567 hộ, chiếm 0,8%; hộ thủy sản có 10.658 hộ, chiếm 14,8%.

So với năm 2006 thì hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 tăng 4.371 hộ (tăng 6,5%).

Trong đó:

- Hộ nông nghiệp 60.787 hộ tăng 3.266 hộ (tăng 5,7%)

- Hộ lâm nghiệp 567 hộ giảm 338 hộ (giảm 36,8%)

- Hộ thủy sản 10.658 hộ tăng 1.435 hộ (tăng 15,5%).

Cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản (%)

Năm 2011

Năm 2006

Toàn tỉnh

100,0

100,0

- Hộ nông nghiệp

84,4

85,0

- Hộ lâm nghiệp

0,8

1,3

- Hộ thủy sản

14,8

13,6

Trong nội bộ nhóm hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản so với năm 2006 đã có sự chuyển dịch trong từng loại hộ, giảm tỷ trọng hộ nông nghiệp từ 85,0% xuống còn 84,4%, hộ lâm nghiệp từ 1,3% xuống còn 0,8%; tăng tỷ trọng hộ thủy sản từ 13,6% lên 14,8%. Sự chuyển dịch giảm dần hộ nông nghiệp và lâm nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khác. Riêng hộ thủy sản tăng từ 13,6% lên 14,8% trong năm 2001 do thời kỳ 2006-2011 đã có sự đầu tư tích cực, sản xuất mang lại hiệu quả cao, phát triển mạnh nhất là khâu nuôi trồng thủy sản sản xuất tôm giống và nuôi tôm thịt.

So sánh hộ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Qua 2 kỳ Tổng điều tra 2006 và 2011

Năm 2006 (hộ)

Năm 2011 (hộ)

Năm 2011 so năm 2006 (%)

Toàn tỉnh

67.641

72.012

106,5

- Hộ nông nghiệp

57.521

60.787

105,7

- Hộ lâm nghiệp

897

567

63,2

- Hộ thủy sản

9.223

10.658

115,5

Chất lượng của lao động hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trình độ chuyên môn còn thấp.

Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động và lao động trên độ tuổi thực tế có tham gia lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh có 164.316 người, so năm 2006 giảm 1,7% (giảm 2.848 người); lao động ngành nông nghiệp chiếm 85,7% trong tổng số, giảm 3,6% (giảm 5.314 người) so kỳ năm 2006; ngành lâm nghiệp chiếm 0,9%, giảm 43% (giảm 968 người); ngành thủy sản chiếm 13,4%, tăng 18,3% (tăng 3.434 người). Lực lượng lao động này chưa qua đào tạo nhiều, trong đó số lao động trong độ tuổi (151.383 người) chưa qua đào tạo là 97,5%, trình độ cao đẳng và đại học trở lên rất thấp chỉ có 309 người, chiếm tỷ lệ 0,2%. Sản xuất trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, hiệu quả và chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có sự chuyển biến mạnh trong sản xuất, phát triển chưa toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất chưa mang tính hàng hóa lớn.

Hộ nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng trong cơ cấu ngành.

Toàn tỉnh có 60.787 hộ nông nghiệp tăng 3.266 hộ (5,7%) so với năm 2006, tăng hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Riêng thành phố Phan Rang-Tháp Chàm giảm do quá trình đô thị hóa một số diện tích sản xuất nông nghiệp chuyển sang xây dựng công trình công cộng, theo nghị định 21/CP của Chính Phủ, ngày 8/02/2007 thị xã Phan Rang-Tháp Chàm thành lập thành phố nên có một số xã (nông thôn) chuyển thành phường (thành thị). Khu vực nông thôn thu hẹp lại. Tuy nhiên thời kỳ 2006-2011, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển với tốc độ tương đối cao theo hướng sản xuất hàng hóa, diện tích gieo trồng tăng, chủng loại cây trồng đa dạng, chất lượng, mang hiệu quả kinh tế, năng suất cây trồng được nâng cao, chăn nuôi phát triển mạnh trên cơ sở khôi phục tổng đàn dê và cừu, đàn gia súc có sừng đầu tư mở rộng quy mô và cải tạo giống.

Cả nước có 4/6 vùng kinh tế-xã hội có xu hướng giảm hộ nông nghiệp, trong khi đó tỉnh Ninh Thuận có xu hướng tăng. Như vậy, cơ cấu ngành nghề, kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư vùng nông thôn ngày càng được tích cực nâng cao.

Hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp còn thấp và diện tích sử dụng chưa nhiều.

Tính đến thời điểm 01/7/2011 có 58.704 hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chiếm 57,8% tổng số hộ điều tra (hộ nông thôn và hộ nông, lâm thủy sản ở thành thị), chiếm 81,5% số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 96,6% số hộ nông nghiệp. Quy mô hộ có sử dụng đất sản xuất nông nghiệp còn thấp, diện tích sử dụng sản xuất nông nghiệp dưới 1 ha có 46.067 hộ chiếm tỷ trọng lớn 78,5% (năm 2006 là 81,8%), trong đó nhiều nhất từ 0,2 đến 0,5 ha chiếm 37,1%; từ 0,5 đến 1 ha chiếm 21,7%; dưới 0,2 ha chiếm 19,7%. Số hộ có từ 1 ha đến dưới 5 ha là 12.164 hộ chiếm 20,7% hộ có sử dụng đất, từ 5 ha trở lên 473 hộ chiếm 0,8%. Bình quân 1 nhân khẩu nông nghiệp có 2.464m2, bình quân 1 lao động ở nông thôn có 4.217m2 đất nông nghiệp, so với năm 2006 gần như không thay đổi (tương ứng 2.400m2; 4.600m2).

Chăn nuôi phát triển nhanh về số lượng tổng đàn và số hộ có chăn nuôi, nhưng quy mô số con nuôi trên hộ vẫn còn thấp.

Toàn tỉnh có 86.133 hộ có chăn nuôi chiếm 84,8% tổng số hộ (so năm 2006 tăng 38.500 con, tăng 32,4%), trong đó thành thị 59,2% và nông thôn chiếm 88,8%. Tình hình chăn nuôi phát triển mạnh về số hộ chăn nuôi và số lượng tổng đàn, yếu tố tăng tổng đàn cùng với số hộ chăn nuôi nên số con nuôi bình quân trong một hộ không tăng, bình quân một hộ có nuôi trâu 3 con, bò 4 con, heo 4 con, gà 20 con, vịt 54 con và dê, cừu bình quân mỗi hộ 35 con. Cơ cấu hộ có chăn nuôi cũng giảm so với năm 2006, số hộ chăn nuôi gà và chăn nuôi bò chiếm tỷ trọng cao (38,9%, 23,4%); heo chiếm tỷ trọng 22,2%; dê, cừu chiếm tỷ trọng 6%, trâu chiếm 1,2% so với tổng số hộ có chăn nuôi.

Đàn gia súc có sừng giảm đáng kể cả trâu và bò, trong đó đàn bò giảm nhiều nhất, so với năm 2006 giảm 26.622 con. Tổng đàn dê, cừu qua các thời kỳ: năm 2001 có 57 ngàn con đến năm 2006 phát triển rất nhanh tổng đàn tăng lên 238,6 con, tăng gấp 3 lần, đến năm 2011 tổng đàn giảm chỉ còn 129.500 con. Nguyên nhân giảm là do giá cả không ổn định, có thời gian dài giá thịt dê, cừu tụt xuống rất thấp người chăn nuôi không đầu tư, phát triển tổng đàn, gần hai năm lại đây tình hình giá cả đối với con vật nuôi này có chiều hướng khôi phục, có hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nên tổng đàn tăng dần nhưng vẫn còn thấp so với năm 2006.

Hộ có chăn nuôi, tổng đàn, cơ cấu và số con bình quân hộ có nuôi

Hộ điều tra

Hộ chăn nuôi

Chia ra hộ chăn nuôi (hộ)

Nuôi trâu

Nuôi bò

Nuôi heo

Nuôi gà

Nuôi vịt, ngan, ngỗng

Nuôi dê, cừu

Tổng số (hộ)

101.515

86.133

1.029

20.152

19.16

33.557

7.055

5.18

Cơ cấu hộ điều tra (%)

100,0

84,8

1,0

19,8

18,9

33,1

6,9

5,1

Cơ cấu hộ có nuôi (%)

84,8

100,0

1,2

23,4

22,2

39,0

8,2

6,0

Tổng đàn (con)

x

x

3.087

80.608

70.738

671.14

380.97

129.5

B/q hộ có nuôi (con/hộ)

x

x

3

4

4

20

54

25

- Thành thị

13.543

8.019

40

1.263

1.458

3.676

935

647

- Nông thôn

87.972

78.114

989

18.889

17.702

29.881

6.12

4.533

Đàn gia cầm phát triển tốt, tăng cả về số hộ chăn nuôi và số lượng tổng đàn, nếu thời kỳ 2001-2006 dịch cúm gia cầm thường xảy ra có thể nói điều kiện, phương tiện phòng, chống dịch và dập dịch chưa tích lũy kinh nghiệm, thì đến thời kỳ 2006-2011 có nhiều thuận lợi hơn, duy trì và phát triển tổng đàn tốt hơn có 33.557 hộ chăn nuôi gà với tổng đàn 671.140 con (tương ứng năm 2006 27.300 hộ; 304.300 con); vịt, ngan, ngỗng 7.055 hộ với tổng đàn 380.970 con (tương ứng năm 2006 là 5.371 hộ với 345.613 con).

Máy móc, thiết bị phục vụ trong sản xuất nông nghiệp của hộ có đầu tư phát triển số lượng và chất lượng.

Năm 2011, có 1.548 chiếc máy kéo phục vụ trong sản xuất nông nghiệp tăng 216 chiếc so với năm 2006, trong đó máy kéo có công suất từ 35 CV trở lên chiếm 22,1%; máy kéo trên 12 CV đến dưới 35 CV chiếm 57,1%; máy kéo nhỏ từ 12 CV trở xuống chiếm 20,8%. Máy tuốt lúa có động cơ 191 cái, giảm 46 cái. Máy bơm nước 18.419 cái tăng 3.019 cái và những máy móc thiết bị khác cũng được đầu tư phục vụ cho sản xuất như máy/ giàn gieo sạ 8 cái; máy gặt đập liên hợp 165 chiếc; máy cắt, xén 155 cái, bình phun thuốc trừ sâu 5.611 cái,… Máy móc, thiết bị phục vụ trong sản xuất nông nghiệp có sự đầu tư và phát triển mạnh, các loại máy chủ lực đều tăng so với năm 2006, như máy máy kéo loại lớn và máy kéo loại trung đều tăng và chiếm tỷ trọng cao, có thể thấy sự đầu tư đối với vùng Ninh Thuận đặc trưng khô, nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi nhanh nên sự lựa chọn của nông dân là trang bị máy bơm nước để chủ động nước tưới cho quá trình sản xuất.

Hộ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với hộ nông nghiệp và hộ thủy sản, chưa tạo được sự chủ động trong sản xuất, phần lớn lệ thuộc vào rừng tự nhiên.

Toàn tỉnh hiện có 567 hộ lâm nghiệp chiếm 0,5% so với tổng số hộ, giảm 36,8% (338 hộ) và chiếm 0,8% số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản, chủ yếu hoạt động ở những vùng núi cao, vùng giáp ranh, vùng có ít đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản.

Diện tích rừng rất lớn chiếm 55,7% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh nhưng phần lớn diện tích là rừng khộp. Hàng năm, thời tiết, khí hậu khô hạn, nắng nóng kéo dài, các hộ hoạt động lâm nghiệp chủ yếu vào rừng khai thác gỗ nhỏ, củi khô, đốt than,… Tình hình sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, kết hợp trồng cây nông nghiệp hoặc chăn nuôi dưới tán cây rừng, những hoạt động này chưa phát triển nhiều, hoạt động khác như nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng theo chương trình, dự án. Nói chung hoạt động của những hộ lâm nghiệp sản xuất chưa mang tính chất bền vững, khuynh hướng giảm nhiều đối với hộ hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Hộ thuỷ sản phát triển nhanh, nghề nuôi tôm sú có xu hướng phục hồi, quy mô công suất tàu thuyền có đầu tư phát triển công suất lớn.

Cùng với sự phát triển nhanh về sản xuất thủy sản, trong những năm qua số hộ thủy sản cũng tăng theo. Năm 2011 toàn tỉnh có 10.658 hộ sản xuất thủy sản tăng 15,5% (tăng 1.435 hộ) so với năm 2006. Cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng hộ nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỷ trọng hộ thủy sản song mức thay đổi còn chậm, tỷ trọng hộ nông nghiệp từ 85% năm 2006 giảm xuống còn 84,4% năm 2011; hộ lâm nghiệp từ 1,3% xuống còn 0,8%; hộ thủy sản tăng từ 13,6% lên 14,8% trong vòng 5 năm. Ninh thuận có nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành thủy sản, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi, có nguồi lợi hải sản phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc đánh bắt. Vùng ven biển có diện tích đất quy mô lớn, nhiều đầm vịnh phù hợp với việc phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống. Với những lợi thế nêu trên, ngành thủy sản phát triển theo hướng tích cực, khai thác hải sản hiện có 2.420 hộ có tàu thuyền đánh bắt thủy sản tăng 719 hộ so năm 2006, tàu thuyền đánh bắt hiện có 2.143 chiếc tăng 291 chiếc, quy mô công suất tàu dưới 20 CV còn chiếm tỷ trọng cao 32,5%; từ 20 đến dưới 45 CV chiếm 25,6%; từ 150 CV trở lên chiếm 15,5%; từ 90 đến dưới 150 CV chiếm 12,5%; từ 45 đến dưới 75 CV chiếm 12,2% , từ 75 đến dưới 90 CV chiếm 1,5%.

Tình hình nuôi trồng thủy sản có xu thế phục hồi nhưng tốc độ còn rất chậm, nguyên nhân môi trường sản xuất chưa thuận lợi cho việc phát triển đối với các loài thủy sản nuôi trồng, thời tiết diễn biến phức tạp, tình hình dịch bệnh thường xuyên diễn ra, giá cả chưa hợp lý nên hiệu quả sản xuất đạt thấp. Nghề nuôi thủy, hải đặc sản khác phát triển có tích cực nhưng chưa ổn định như nuôi tôm hùm lồng, ốc hương, rong sụn và các loài cá nước ngọt chưa mang tính chất sản xuất hàng hóa lớn. Năm 2011 số hộ có sử dụng đất sản xuất thủy sản là 1.962 hộ trong đó nuôi tôm 930 hộ, nuôi cá 847 hộ, hộ nuôi tôm chiếm 47,4% và hộ nuôi cá chiếm 43,2% trên tổng số hộ có sử dụng đất sản xuất thủy sản. Quy mô diện tích nuôi tôm của hộ còn thấp từ 0,2 đến dưới 0,5 ha chiếm 33,9%; từ 0,5 đến dưới 1 ha chiếm 29,9%; từ 1 đến dưới 2 ha chiếm 20,7%. Nghề nuôi cá nước ngọt chủ yếu sản xuất theo mô hình kinh tế hộ, tập trung ở những vùng trung du, vùng núi, quy mô diện tích nuôi cá của hộ tuy có chiều hướng phát triển nhưng còn rất thấp, diện tích dưới 0,2 ha chiếm tỷ trọng 68,6%; từ 0,2 đến dưới 0,5 ha chiếm 20,4%; từ 0,5 đến dưới 1 ha 7,4%.

II. SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN (tiếp theo)

2. Kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên số lượng và qui mô đầu tư mở rộng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Loại hình trang trại chưa đa dạng chỉ tập trung vào 2 ngành sản xuất chính là nông nghiệp và thủy sản với điều kiện sản xuất phù hợp, số lượng hiện tại còn quá ít.

Trong cuộc Tổng điều tra, tiêu chí để xác định đơn vị điều tra là trang trại được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định về tiêu chí và thủ thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo tiêu chí mới, qui mô và kết quả sản xuất của các trang trại từ năm 2011 sẽ phải đạt mức cao hơn nhiều so với qui định trước đây.

Toàn tỉnh dến ngày 01 tháng 7 năm 2011 có 45 trang trại chiếm 0,22% số lượng trang trại cả nước (bằng 5,5% số trang trại năm 2010 theo tiêu chí cũ), bằng 2,6 % số trang trại các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, bằng 11,6% tỉnh Bình Thuận.

Trong tổng số trang trại của tỉnh, trang trại trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất 35,6% với 16 trang trại; nuôi trồng thủy sản có 14 trang trại chiếm 31,1%; chăn nuôi 12 trang trại chiếm 26,7%; trồng cây lâu năm có 2 trang trại chiếm 4,4%; sản xuất tổng hợp có 1 trang trại chiếm 2,2%. Hai huyện Ninh Sơn và huyện Thuận Nam có số lượng trang trại nhiều nhất chiếm 86,7% trang trại của tỉnh, là những nơi có điều kiện đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng qui mô về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Huyện Ninh Sơn có nhiều trang trại nhất với 25 trang trại chiếm 55,6% số lượng trang trại của tỉnh, trong đó có 15 trang trại trồng trọt, 9 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại sản xuất tổng hợp; Thuận Nam có 14 trang trại chiếm 31,1% toàn bộ là trang trại nuôi trồng thủy sản. Số còn lại là thành phố Phan Rang Tháp Chàm 3 trang trại, chiếm 6,7% gồm 2 trang trại trồng trọt, 1 trang trại chăn nuôi; Thuận Bắc 2 trang trại chăn nuôi, chiếm 4,4%; Ninh Phước 1 trang trại trồng trọt, chiếm 2,2%.

Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất

Trang trại ngày càng sử dụng nhiều ruộng đất với qui mô lớn và nhiều lao động - là điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp.

Tại thời điểm 01/7/2011, diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản do các trang trại đang sử dụng là 423 ha, bình quân 1 trang trại sử dụng 9,4 ha, tăng 7,8 ha so năm 2006. Trong đó, đất trồng cây hàng năm 265,7 ha (chiếm 62,8% tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản); đất trồng cây lâu năm 33,8 ha (8%) đất lâm nghiệp có 40 ha (9,5%); diện tích nuôi trồng thủy sản 83,5 ha (19,7%).

Bình quân 1 trang trại đang sử dụng 9,4 ha đất sản xuất tăng 7,8 ha so năm 2006, trong đó đất trồng cây hàng năm bình quân 5,9 ha, đất trồng cây lâu năm 0,8 ha, đất lâm nghiệp 0,9 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1,9 ha. Tùy loại hình trang trại có qui mô sử dụng đất khác nhau. Loại hình trang trại trồng cây hàng năm bình quân 1 trang trại sử dụng 15,1 ha đất sản xuất tăng 10,5 ha so năm 2006, trong đó đất trồng cây hàng năm đang sử dụng 14,2 ha tăng 10,3 ha so năm 2006; Trang trại trồng cây lâu năm bình quân 1 trang trại có 8,8 ha đất sản xuất tăng 5,4 ha, trong đó đất trồng cây lâu năm sử dụng 3,5 ha tăng 0,1 ha so năm 2006; Bình quân 1 trang trại chăn nuôi có 6,3 ha đất sản xuất tăng 4,4 ha; Bình quân 1 trang trại nuôi tôm có 5,8 ha đất sản xuất tăng 4 ha so năm 2006. Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 bình quân trang trại của tỉnh và các huyện tăng cao so các năm trước đây chủ yếu do thay đổi về tiêu chí trang trại. Qua 5 năm, đất đai sản xuất của các trang trại có đặc điểm là được đầu tư tập trung hơn, liền bờ, liền khoảng và qui mô lớn hơn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hóa, thủy lợi hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản do các trang trại đang sử dụng nhiều nhất là huyện Ninh Sơn 321,5 ha chiếm 76% diện tích đất do các trang trại đang sử dụng trên địa bàn tỉnh, bình quân 1 trang trại đang sử dụng 12,8 ha; kế tiếp huyện Thuận Nam là 81 ha (19,1%); Phan Rang-Tháp Chàm là 17,3 ha (4%), bình quân 1 trang trại đang sử dụng 5,8 ha; Ninh Phước là 3 ha (0,7%), bình quân 1,5 ha cho 1 trang trại đang sử dụng; thấp nhấp là huyện Thuận Bắc chỉ có 0,2 ha sử dụng với 2 trang trại chăn nuôi.

Diện tích, cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và thủy sản
đang sử dụng của trang trại

Tổng số (ha)

Cơ cấu (%)

Bình quân 1 trang trại sử dụng (ha)

Tổng số

423,0

100,0

9,4

- Đất nông nghiệp

299,5

70,8

6,6

Tr.đó: Đất cây hàng năm

265,8

88,7

5,9

- Đất lâm nghiệp

40,0

9,5

0,9

Tr.đó: - Đất rừng trồng

20,0

50,0

0,4

- Đất nuôi trồng thủy sản

83,5

19,7

1,8

Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, nhưng qui mô lao động các trang trại còn nhỏ, trình độ lao động còn hạn chế.

Tại thời điểm 01 tháng 7 năm 2011 các trang trại đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho 439 lao động, bình quân gần 10 lao động/ trang trại, gấp 0,6 lần so năm 2006. Tỷ lệ lao động thuê mướn thường xuyên chiếm 74,5% tổng số lao động thường xuyên của trang trại (năm 2006 là 63%), bình quân 1 trang trại thuê mướn thường xuyên 7 người (năm 2006 gần 3 người). Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn nhiều lao động thời vụ, tạm thời ở địa phương. Vào thời điểm cao nhất, các trang trại thuê mướn gần 750 lao động, trong đó trang trại trồng cây hàng năm thuê mướn nhiều nhất khi vào vụ thu hoạch, bình quân 25 người/ trang trại. Những trang trại trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất.

Cơ cấu lao động việc làm thường xuyên của trang trại

Trình độ chuyên môn của chủ trang trại chưa qua đào tạo nhiều, chiếm đến 75,5%; trình độ sơ cấp chiếm 13,4%; trình độ trung cấp 4,4%, đại học chiếm 6,7%. Tính chung, lực lượng lao động thường xuyên của trang trại chưa qua đào tạo còn chiếm khá nhiều 94,3%; trình độ sơ, trung cấp chiếm 4,1%, trình độ từ cao đẳng đến đại học chiếm 1,6%.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của trang trại đang sử dụng đến ngày 01/7/2012 còn ít ỏi: 23 máy kéo, 18 ô tô, 33 động cơ xăng, dầu diezen, 33 máy phát điện, 2 máy gặt đập liên hợp, 3 máy chế biến thức ăn gia súc, 20 máy phun thuốc có động cơ, 373 máy bơm nước, 682 máy sục khí trong nuôi trồng thủy sản,...chăn nuôi 164 con bò, 3.623 con heo, 1.100 con cừu, 11.660 con gia cầm. Bình quân 1 trang trại trồng cây hàng năm có 1,1 máy kéo, 0,4 ô tô chủ yếu vận tải nông sản, 1,6 máy bơm nước; Nuôi trồng thủy sản bình quân 1 trang trại có 2,3 máy phát lực dùng kéo máy sục khí, 1,6 máy phát điện, 0,6 ô tô, 22 máy bơm nước.

Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô ngày càng lớn, gắn với thị trường.

Tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại năm 2011 đạt 236 tỷ đồng (chiếm 2,82% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản), bình quân 5.245 triệu đồng 1 trang trại. Tổng thu bình quân 1 trang trại cao nhất là huyện Thuận Nam 12.750 triệu đồng, Ninh Sơn 1.984 triệu đồng; Thuận Bắc 1.623 triệu đồng, Ninh Phước 1.240 triệu đồng, thấp nhấp là thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 1.089 triệu đồng.

Tổng thu của trang trại chia theo loại hình

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng thu

Bình quân 1 trang trại

Tổng số

236.029

5.245

- Trang trại trồng cây hàng năm

16.394

1.024,6

- Trang trại trồng cây lâu năm

1.6

800

- Trang trại chăn nuôi

39.53

3.040,7

- Trang trại nuôi trồng thủy sản

178.505

12.750,3

Cơ cấu tổng thu của trang trại

Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm 2011 đạt 232,8 tỷ đồng, bình quân 1 trang trại 5.175 triệu đồng. Trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ, tỷ suất hàng hoá (phần trang trại bán ra) chiếm đến 98,6% (năm 2006 là 95,5%). Các vùng có tỷ suất hàng hóa cao là: huyện Thuận Nam và Thuận Bắc 99,8%, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 98,2%, Ninh Sơn 95,9%, thấp nhất là huyện Ninh Phước 44,7%.

Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1trang trại
trong 12 tháng qua chia theo huyện, thành phố

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giá trị thu từ nông nghiệp

Chia ra:

Giá trị thu từ thủy sản

Giá trị thu từ trồng trọt

Giá trị thu từ chăn nuôi

Toàn tỉnh

1.275,8

419,5

856,3

3.969,3

- TP. Phan Rang-TC

1.088,8

530,2

558,6

-

- Huyện Ninh Sơn

1.979,1

633,7

1.345,4

4,5

- Huyện Ninh Phước

1.42

1.42

-

-

- Huyện Thuận Bắc

1.623,1

13,2

1.609,9

-

- Huyện Thuận Nam

12.750,4

-

-

12.750,4

Trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có nhiều biến động thường xuyên diễn ra trong bối cảnh rất nhiều khó khăn. Hiện tượng biến đổi thời tiết, khí hậu (nhiệt độ không khí nóng dần lên và tình trạng khô hạn kéo dài, mực nước ngầm xuống thấp) và nhiều loại dịch bệnh mới phát sinh gây ảnh hưởng trên diện rộng đối với đàn gia súc, gia cầm... Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản còn chịu sự tác động trực tiếp từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh trên địa bàn tỉnh phát sinh thêm khó khăn. Quá trình đó đã dẫn đến số lượng cơ sở sản xuất, số lao động và qui mô diện tích đất đai cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ngày càng giảm. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đầu tư hoàn thiện hơn hệ thống cơ sở hạ tầng; xây dựng mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư khá đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đồng thời với sự nổ lực cố gắng khắc phục khó khăn, năng động trong làm ăn kinh tế của bà con nông dân, nên sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của Ninh Thuận có bước phát triển khá.

Qua kết quả cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 và những số liệu điều tra thống kê hàng năm khác đã khẳng định sự phát triển trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đến năm 2011 lao động trong độ tuổi đang làm nông nghiệp của toàn tỉnh chỉ còn 151.383 người giảm 15.781 người (giảm 9,4%) so năm 2006 (tỷ lệ này năm 2006 so năm 2001 giảm 2,7%). Nhờ sự lãnh đạo tích cực, có hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng hướng vào chuyển đổi các cơ cấu sản xuất, mở rộng và phát triển kinh tế hàng hóa nông lâm thủy sản; tăng cường đầu tư thâm canh tăng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nên sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Ninh Thuận vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển với nhịp độ khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 đạt 8.368,4 tỷ đồng (giá hiện hành), nếu loại trừ yếu tố trượt giá còn 2.499,3 tỷ đồng, tăng 39,2% so với năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 6,8%, trong đó nông nghiệp tăng 4,6%, thủy sản tăng 9,4%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được khá toàn diện, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn một số khó khăn và hạn chế.

Một là, Qui mô sản xuất và số lượng các loại hình tổ chức sản xuất trong nông, lâm nghiệp và thủy sản đều nhỏ, xu hướng phát triển chậm đã tạo nên áp lực giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực nông thôn thêm gay gắt.

Hai là, Diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh làm cho lao động thiếu việc làm hay khó tìm được việc làm mới. Hiện tượng “tích tụ” ruộng đất diễn ra còn chậm và tự phát. Với qui mô bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi loại hình như hiện nay là vẫn còn nhỏ, chưa thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lớn và thực hiện cơ giới hóa. Đất nông nghiệp phổ biến mỗi hộ có diện tích nhỏ, nhiều thửa phân tán,... Vì vậy, gây khó khăn, lãng phí thời gian và vật chất khi tổ chức sản xuất, không thuận lợi cho việc đưa máy nông nghiệp và làm đất, ra hạt,... Cuối cùng là hiệu quả sản xuất không cao, giá thành lớn, thu nhập giảm.

Ba là, Cơ giới hóa trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu vẫn diễn ra tự phát và chậm chạp; Chưa chủ động đầu tư đúng mức và có hướng phát triển thích hợp,...

Bốn là, Qui mô của trang trại còn rất nhỏ; Số lao động, diện tích đất đai sử dụng, vốn đầu tư cũng như doanh thu bình quân mỗi trang trại đều nhỏ hơn so với toàn quốc và các tỉnh lân cận. Trình độ quản lý của chủ trang trại, cũng như chuyên môn kỹ thuật của lao động trang trại còn thấp nên càng khó khăn trước yêu cầu tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và quản lý và sản xuất kinh doanh. Sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại chủ yếu vẫn ở dạng thô, chưa được chế biến nên sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu. Mặt khác, do giá cả “bấp bênh”, thiếu thông tin về thị trường, nhiều khi tiêu thụ khó khăn nên đã ảnh hưởng đến thu nhập của chủ trang trại. Nhiều trang trại còn thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, mức vốn vay, lãi suất tiền vay và thời hạn vay còn nhiều bất cập chưa tạo điều kiện khuyến khích các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất lâu dài. Cơ chế chính sách hỗ trợ và đầu tư xây dựng cơ sở hã tầng cho phát triển kinh tế trang trại còn chưa đúng mức. Quỹ đất đai các trang trại đang quản lý và sử dụng còn hạn hẹp, trong đó có một bộ phận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên các chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cải tạo đất để phát triển sản xuất.

Năm là, Trong nội bộ khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) hộ thủy sản có tăng lên từ 13,6% năm 2006 lên 14,8% năm 2011 nhưng vẫn là một tỷ trọng quá nhỏ so với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về thủy sản.

Trên đây là những nhận xét rút ra từ kết quả tổng hợp các chỉ tiêu từ cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011 của tỉnh. Kết quả đã phản ánh được những nét chính về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản hiện nay. Những kết quả to lớn về chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn, phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển các loại hình sản xuất (hộ, trang trại) nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng như những tồn tại, sự chuyển dịch không đều trong cơ cấu kinh tế và lao động khu vực nông thôn, hay như chậm phát triển nghề rừng, thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng từng vùng, những tồn tại trong việc phát triển, nâng cấp hạ tầng nông thôn ở những vùng miền núi, vùng khó khăn,... bước đầu đã được lượng hóa với nhiều chỉ tiêu thống kê.

Những số liệu trên đây nhằm đáp ứng những yêu cầu cơ bản của Lãnh đạo các cấp, các ngành phục vụ cho công tác chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh./.

Back
Next
PHẦN I
NHẬN XÉT TÌNH HÌNH
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2011