Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Ngày 9/11/1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà được ban hành. Chính vì vậy mà ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau gọi tắt là Ngày Pháp luật). Năm 2022 là năm thứ 10 cả nước thực hiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Nhằm khẳng định, làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam và vai trò của pháp luật với đời sống xã hội.



Ở nước ta, ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, ngày 9/11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013).

Ngày Pháp luật Việt Nam là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; định hướng triển khai trong thời gian tới; tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.

Bên cạnh đó, Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa giáo dục, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thông điệp gửi đến nhân dân thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài hình ảnh của một nước Việt Nam đang đổi mới và xây dựng một đất nước thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Đối với Ngành Thống kê, ngày 07/11/2022 Tổng Cục Thống kê đã ban hành Công văn số 1836/TCTK-PCTT về việc tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022. Theo đó, Tổng cục Thống kê triển khai các hoạt động hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam trong toàn Ngành như sau:

1. Yêu cầu

- Quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của Ngày Pháp luật để nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động.

- Triển khai thực hiện Ngày Pháp luật đồng bộ, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp với các nhiệm vụ chính trị của Tổng cục Thống kê.

- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực công tác của Tổng cục Thống kê.

2. Nội dung trọng tâm

Xác định hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam là việc làm thường xuyên của mỗi tổ chức, cá nhân và là điểm nhấn của giai đoạn 10 năm thực hiện.

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và nhiệm vụ chính trị được giao, Tổng cục Thống kê định hướng các đơn vị tổ chức các hoạt động sau:

- Phổ biến, quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị tiếp tục nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật.

- Tổ chức phổ biến nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành có hiệu lực năm 2021, 2022; các nội dung đã được xác định trong Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thi số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Tập trung phổ biến quy định của pháp luật gắn với nhiệm vụ trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Thống kê.

3. Hình thức

Các đơn vị chủ động lựa chọn hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam phù hợp, thiết thực, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; chú trọng đổi mới, đa dạng hình thức hưởng ứng một các linh hoạt, tiết kiệm và có sức lan tỏa sâu rộng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vào các hình thức như sau:

- Thông tin, truyền thông về Ngày Pháp luật Việt Nam trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

- Tổ chức hoặc lồng ghép thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Phổ biến, khuyến khích và tạo điều kiện cho các công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hưởng ứng, tham gia cuộc thi “Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài”1 và các cuộc thi khác do Bộ Tư pháp tổ chức.

4. Thời gian thực hiện

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, tháng cao điểm diễn ra từ ngày 07/11/2022 đến ngày 17/11/2022.

5. Tổ chức thực hiện

- Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê căn cứ điều kiện thực tế, yêu cầu nhiệm vụ chính trị và khả năng nguồn lực để tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam với nội dung, hình thức phù hợp; kịp thời động viên các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Đối với Cục Thống kê Ninh Thuận, đồng chí Cục trưởng giao phòng Thống kê Tổng hợp phối hợp phòng Tổ chức – Hành chính tham mưu kế hoạch triển khai Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại đơn vị với hình thức phù hợp./.

Huỳnh Thế Nhiệm

























Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 265
  • Trong tuần: 4070
  • Tất cả: 943524

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn