29-06-2023
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) TỈNH NINH THUẬN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Chỉ số giá tiêu dùng các
tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần. Trong
đó, CPI tháng Một tăng cao nhất với 7,2%, đến tháng Sáu mức tăng còn 3,51%.
Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho
chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm
2,59% trong tháng 3/2023 đã giảm mạnh 9,47% trong tháng 6/2023. Tính bình quân 6 tháng đầu năm 2023, CPI
tăng 5,12% so với cùng kỳ năm 2022.
Các yếu tố làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2023
(1) Giá nhà ở, điện nước,
chất đốt và vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm 2023 tăng mạnh, tăng 11,22% so với
cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá điện được điều chỉnh tăng theo quyết định
377/QĐ-EVN ngày 04/5/2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc điều chỉnh mức
giá bán lẻ điện bình quân, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 1.920
đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), mặt khác do thời tiết nắng nóng
nên mức tiêu thụ điện của hộ dân tăng cũng là nguyên nhân làm giá điện tăng
trong 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, một số nguyên vật liệu xây dựng tăng trong 5
tháng đầu năm tăng, tác động làm CPI
chung tăng 1,42 điểm phần trăm;
(2) Giá mặt hàng lương
thực tăng 9,30%, trong đó gạo tăng mạnh (tăng 10,04%) so với bình quân cùng kỳ.
Thị trường lúa gạo 6 tháng đầu năm 2023 nhìn chung nguồn cung thấp hơn nhu cầu
nên đầu ra thuận lợi, hiện nay những nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam như Trung
Quốc, Philippines, châu Phi, châu Âu… vẫn tiếp tục tăng mạnh với giá cao, đẩy
giá gạo địa phương tăng, tác động làm
CPI mặt hàng lương thực tăng 0,40 điểm phần trăm;
(3) Giá thực phẩm tăng 4,25%,
trong đó mặt hàng thịt gia cầm tăng 5,17%, thịt gia súc tăng 1,78% do giá thức ăn
chăn nuôi tăng, chi phí tăng. Nhóm này tăng tác động làm CPI tăng 1,04 điểm phần
trăm;
(4) Giá đồ uống và thuốc
lá tăng 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,13% so với cùng kỳ do giá nhập khẩu tăng,
góp phần lầm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm
(5) Dịch vụ giao thông
công cộng 6 tháng đầu năm 2023 tăng 22,52% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu
đi du lịch trong dịp Lễ, Tết, dịp hè của người dân tăng, tác động làm CPI chung
tăng 0,08 điểm phần trăm.
(6) Giáo dục tăng 18,43%
góp phần làm CPI chung tăng 0,99 điểm phần trăm, chủ yếu giá dịch vụ giáo dục tăng 20,2% do mức học phí từ tháng 10 năm
2022 đến tháng 02/2023 áp dụng mức tăng theo Quyết định số 24/2022/QĐ-UBND ngày
06 tháng 05 năm 2022 về việc quy định mức thu học phí trong năm học 2022-2023
và vùng thu học phí từ năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Bên cạnh các nguyên
nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI 6 tháng đầu năm
2023 so với cùng kỳ năm trước như sau:
(1) Trong 6 tháng đầu
năm 2023, giá xăng biến động tăng giảm 17 đợt (10 đợt được điều chỉnh tăng và 7
đợt giảm), bình quân chung 6 tháng đầu năm 2023, giá xăng giảm 18,47% so với
cùng kỳ năm trước, so với thời điểm tháng 6/2022 giá xăng A95 giảm 11.070 đồng/lít;
giá xăng E5 giảm 10.640 đồng/lít và giá dầu diezen giảm 12.080 đồng/lít. tác động
làm giá CPI chung giảm 0,58 điểm phần trăm. Giá dầu hỏa biến động tăng giảm
cũng đợt giá xăng, bình quân 6 tháng đầu năm 2023 giá dầu giảm 8,96%, giảm
9.460 đồng/ lít so với thời điểm tháng 6/2022.
(2) Giá gas trong nước
biến động theo giá gas thế giới, bình quân 6 tháng đầu năm 2023, giá gas giảm
12,16% so với cùng kỳ, giảm 85.840 đồng/bình 12kg so với thời điểm
tháng 6/2022, tác làm CPI chung giảm
0,09 điểm phần trăm.
Do ảnh hưởng chung của
giá vàng, đô la Mỹ trong nước và thế giới; So với bình quân cùng kỳ năm 2022,
chỉ số giá vàng 6 tháng đầu năm 2023 tăng 0,21%, chỉ số giá đô la Mỹ giảm nhẹ
0,05%. Giá vàng 9999 hiện ở mức 5.550.000 đồng/chỉ giá Đô la Mỹ ở mức 23.480 đồng/USD.
Nguyễn Thị Hà
|