CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP) THÁNG 7 NĂM 2022
Sản xuất công nghiệp tháng Bảy mặc dù có sự phục hồi tăng trưởng của các ngành khai khoáng và chế biến chế tạo, nhưng ngành chủ chốt sản xuất và phân phối điện có mức tăng thấp, không ổn định nên IIP toàn ngành ước tính giảm 0,22% so với tháng trước và tăng 10,37% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong các năm 2019-2022. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,88%, mức tăng thấp nhất các năm 2019-2022.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2022 ước giảm 0,22% so với tháng trước và tăng 10,37% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 12,48%; chế biến, chế tạo tăng 15,12%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,63%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,68%. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 36,83%). Trong đó, chế biến, chế tạo tăng 10,54%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,88%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,41%; riêng ngành khai khoáng giảm 7,32%. Tốc độ tăng IIP toàn ngành công nghiệp thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước là do sản lượng ngành chủ lực sản xuất và phân phối điện đạt kịch trần công suất; năng lực mới tăng thấp, dẫn đến mức tăng chậm lại.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, nhiều ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất trang phục tăng 18,88%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 16,16%; sản xuất đồ uống (chủ yếu bia đóng lon) tăng 12,52%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 10,66%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 16,02%; dệt tăng 1,21%; in, sao chép tăng 1,51%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,88%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 9,22%.

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước: nước yến và nước bổ dưỡng khác tăng 86%; tôm đông lạnh tăng 39,5%; thạch nha đam tăng 31%; quần áo các loại tăng 22,4%; gạch nung các loại tăng 7,5%; điện sản xuất tăng 6,5% (trong đó, điện gió tăng 53,8%; điện mặt trời giảm 1,9%); bia đóng lon tăng 6%. Một số sản phẩm giảm: tinh bột sắn giảm 31,8%; đá xây dựng các loại giảm 22,8%; xi măng giảm 21,1%; muối biển khai thác giảm 19%; SX đường giảm 17,2%; hạt điều khô giảm 12%.

*Đính kèm file: “Sốliệu chỉ số IIP tháng 7 năm 2022”.

Nguyễn Hồng Thiện
(Phòng thống kê Tổng hợp)






Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 965
  • Trong tuần: 5530
  • Tất cả: 970169

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn