05-05-2022
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) THÁNG 4 NĂM 2022
Giá
lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào và giá xăng giảm là những
nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 giảm 0,07% so với
tháng trước, tăng 1,11% so với tháng 12/2021 và tăng 2,39% so với cùng kỳ năm
trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,45% so với cùng kỳ năm trước,
mức tăng thấp nhất kể từ năm 2017.

CPI tháng 4 năm 2022 so
với tháng trước, khu vực thành vực thành thị tăng 0,08%, khu vực nông thôn giảm
0,22%; trong đó, chỉ số nhóm hàng hóa giảm 0,40% (nhóm hàng lương thực-thực phẩm
giảm 0,84%, nhóm hàng phi lương thực-thực phẩm tăng 0,10%), chỉ số nhóm dịch vụ
tăng 0,53%. Trong tháng 4/2022, giá trong nước ảnh hưởng của tình hình giá cả
thế giới, cộng với chi phí sản xuất tăng đã làm cho giá một số mặt hàng tăng, cụ
thể: Giá gas tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh 14.000 đồng/bình 12 kg vào ngày
01/4/2022 (tăng 2,82% so với tháng trước), tương đương với mức tăng 1.167 đồng
mỗi ký, kéo theo giá bán lẻ gas trong nước lại leo lên mức trên 517.900 - 538.500
đồng mỗi bình 12kg; Giá dầu điều chỉnh tăng 2 lần và giảm 01 lần so với tháng
trước, tính chung bình quân trong tháng, giá dầu hỏa tăng thêm 1.633 đồng/lít, dầu diezel tăng thêm 1.677 đồng/lít so
với tháng trước; Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng theo giá nguyên liệu đầu vào sản xuất.
Trong 11 nhóm hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng chính trong tháng 4/2022 thì có 4 nhóm mặt hàng có chỉ
số giá giảm đã tác động làm CPI chung trong tháng giảm, 6 nhóm mặt hàng tăng
giá và 01 nhóm có chỉ số giá ổn định so với tháng trước. Giá vàng biến động cùng chiều với giá vàng thế giới, chỉ số
giá vàng tháng 4/2022 tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 8,34% so cùng kỳ
năm trước; giá vàng 9999 hiện ở mức 5.600.000 đồng/chỉ. Giá đô la Mỹ giảm 0,64% so với tháng trước và giảm 2,10% so cùng kỳ năm trước; giá đô la Mỹ hiện ở mức 23.300 đồng/USD.
Nguyễn Thị Hà