CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
(CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 3,14% so cùng năm 2020

Trong 6 nhóm hàng chính có chỉ số giá tăng: (1) giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 10 đợt làm cho giá xăng A95 tăng 4.440 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 4.250 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 3.740 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 15,79%, làm CPI chung tăng 0,53 điểm phần trăm;

(2) Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Trong 6 tháng đầu năm giá gas tăng 4 lần với tổng mức tăng là 64.500đ/bình 12kg, 2 lần giảm với mức giảm 39.000đ/bình 12kg, tính bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giá gas tăng thêm 25.500đ/bình 12kg (tăng 15,74%) so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,12 điểm phần trăm;

(3) Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu nhu cầu tiêu dùng, sản xuất gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 6 tháng đầu năm 2021 tăng 18,84% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,75 điểm phần trăm;

(4) Giá các mặt hàng thực phẩm 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,94% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,22 điểm phần trăm, trong đó giá thịt chế biến tăng 11,13%, dầu mỡ tăng 4,77%, quả tươi, chế biến tăng 6,16%, đường mật tăng 5,79%, thủy sản chế biến tăng 7,43%, rau tươi, khô và chế biến tăng 3,89%;

(5) Ăn uống ngoài gia đình tăng 6,14% do nguyên vật liệu đầu vào tăng;

(6) Giá vật liệu xây dựng tăng cao 7,13%; trong 6 tháng đầu năm, giá hầu hết các vật liệu xây dựng đều tăng, đặc biệt là giá thép tăng cao do nhu cầu xây dựng tăng, cộng với giá phôi thép tăng mạnh, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng đã làm cho giá thép bán ra tăng;

CPI bình quân 6 tháng đầu năm các năm (%)



Bên cạnh có một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân như sau:

(1) Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé tàu hỏa 6 tháng đầu năm giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước; giá vé máy bay giảm 17,05%; giá du lịch trọn gói giảm 17,78%.

(2) Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19, trong đó gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II (bắt đầu giảm từ tháng 5/2020) và quý IV năm 2020 (được thực hiện vào tháng 1/2021). Theo đó, giá điện sinh hoạt bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 5,28% so với cùng kỳ năm 2020, tác động làm CPI chung giảm 0,15 điểm phần trăm.

CPI so với tháng trước năm 2021 (%)



Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành các cấp và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường.

Nguyễn Thị Hà – Phòng TK Kinh tế














Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 601
  • Trong tuần: 4899
  • Tất cả: 949291

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn