TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội 6 tháng đầu năm 2019; trong bối cảnh có nhiều thách thức, thuận lợi đan xen. Bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tích cực đạt được trong năm 2018; để tiếp tục duy trì tăng trưởng, ổn định sản xuất đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ; Thực hiện phương châm hành động năm 2019 của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”; Ngay từ đầu năm UBND Tỉnh đã kịp thời ban hành Kế hoạch và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2019. Đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý công việc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ người dân và doanh nghiệp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

Trên cơ sở số liệu thống kê chính thức kinh tế-xã hội 5 tháng và ước tháng 6;  Tình hình thực hiện kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh

Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2019 ước tăng 7,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,55%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,85%, đóng góp 2,83 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,56%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 13,89%, đóng góp 1,13 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: ngành nông nghiệp giảm 0,31% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp giảm 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp giảm 10%, đóng góp giảm 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,41%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng; ngành công nghiệp tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 8,2%, đóng góp giảm 0,12 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng 1,34%, đóng góp 0,13 điểm phần trăm; ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt…. đạt mức tăng 26,01%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm. Ngành xây dựng đã cho thấy dấu hiệu khả quan với mức tăng 33,35% (6 tháng đầu năm 2017 tăng 8,92%, 6 tháng đầu năm 2018 chỉ tăng 3,87%), đóng góp 2,38 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ tăng 7,56% so cùng kỳ, trong đó đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 10,17% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,9 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; vận tải kho bãi tăng 7,93%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 4,06%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 8,22%, đóng góp 0,65 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,65%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm; hoạt động giáo dục và đào tạo,  tăng 6,94%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm…

Về cơ cấu VA (giá trị tăng thêm các ngành) 6 tháng đầu năm 2019, khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm tỷ trọng 35,56% (năm 2018: 36,96%); khu vực II (công nghiệpvà xây dựng) chiếm 22,56% (năm 2018: 21,29%); khu vực III (dịch vụ) chiếm 41,88% (năm 2018: 41,75%);

Về cơ cấu toàn bộ nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2019, khu vực I chiếm tỷ trọng 32,49%; khu vực II chiếm 20,61%; khu vực III chiếm 38,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,65% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2018 là: 33,94%; 19,56%; 38,34%; 8,16%).

            2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2019 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 4.973,6 tỷ đồng, tăng 1,75% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 1.079,3 tỷ đồng, giảm 0,31%; lâm nghiệp đạt 16,9 tỷ đồng, giảm 10,01%; thủy sản đạt 1.244 tỷ đồng, tăng 3,41%.

2.1.Nông nghiệp

a. Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân 2019 toàn tỉnh thực hiện đạt 30.076 ha, vượt 3,7% kế hoạch, tăng 4,6% so đông xuân 2018. Trong đó: Diện tích lúa 17.051 ha, vượt 3,4% so kế hoạch, tăng  0,4% so đông xuân trước; Nhóm cây ngô và cây lương thực có hạt khác đạt 2.712,5 ha, giảm 9,6% so kế hoạch và giảm 6,5% so cùng kỳ, trong đó: diện tích ngô 2.685 ha, giảm 9,6% so kế hoạch và giảm 6,3% so cùng kỳ; cây lấy củ 4.572,9 ha, tăng 53,2% so cùng kỳ. Diện tích cây thuốc lá giảm mạnh chỉ đạt 45 ha, giảm 10% so cùng kỳ. Cây có hạt chứa dầu 291,1 ha, giảm 22,8% so kế hoạch, tăng 2,5% so cùng kỳ; nhóm rau đậu 3.925,1 ha, giảm 5,3%, đạt 83,7% kế hoạch; trong đó, rau các loại đạt 3.114,5 ha, giảm 5,1% so cùng kỳ, vượt 0,1% kế hoạch; đậu các loại 789,8 ha, giảm 4,6% so cùng kỳ. Diện tích cây gia vị hằng năm đạt 290,7 ha, giảm 8% so cùng kỳ; cây hàng năm khác đạt 1.147,7 ha, tăng 8,9% so cùng kỳ, vượt 6,4% kế hoạch, trong đó diện tích cỏ 1.119,7 ha, tăng 6,7% so cùng kỳ.

Có 5/7 huyện diện tích lúa vượt so kế hoạch : Bác Ái 624,5/ 600 ha, vượt 4%, Ninh Sơn 3.474,5/ 3.150 ha, vượt 10%; Ninh Hải 2.186 ha/ 2.100 ha, vượt 4%; Ninh Phước 5.348/ 5.240 ha, vượt 2%; Thuận Bắc 2.753/ 2.700 ha, vượt 1%. Diện tích lúa tăng thêm do đủ nước nên một số diện tích trồng màu vụ trước nay chuyển lại trồng lúa như huyện Ninh Hải. Có 2 huyện, thành phố diện tích lúa giảm nhẹ so kế hoạch: TP.Phan Rang-TC thực hiện 971/ 1.100 ha, giảm 3%; huyện Thuận Nam 1.693/ 1.700 ha, giảm 1%.

Tình hình sâu bệnh gây hại: một số diện tích luá bị bọ trĩ, vàng lá sinh lý, sâu cuốn lá xuất hiện vài nơi nhưng mật độ không cao, sâu bệnh hại không đáng kể; trên cây bắp xuất hiện sâu đục thân, ruồi đục lá trên cây hành và bệnh khảm vàng, rệp, sâu xanh da láng trên cây đậu xanh,... được theo dõi phát hiện phun thuốc điều trị kịp thời.

Tổng hợp kết quả điều tra năng suất lúa của các huyện, thành phố, năng suất lúa toàn tỉnh đạt 65,2 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng đạt 111,22 nghìn tấn, tăng 1,6% so với Đông Xuân 2018. Nhiều mô hình kỹ thuật canh tác được áp dụng, sử dụng giống lúa chất lượng có năng suất cao, điều kiện thời tiết thuận lợi nên lúa đông xuân năm nay đạt năng suất cao. Năng suất tăng nhưng giá lúa trong vụ giảm 300-500đ/ kg so cùng kỳ, giá lúa dao động từ 4.200đ - 4.400đ/kg lúa tươi (khoảng 5.200đ/kg lúa khô),  lợi nhuận từ trồng lúa của hộ nông trong vụ không nhiều.

Năng suất ngô chung đạt 59,2 tạ/ha, giảm 1tạ/ha, sản lượng đạt 15.909 tấn, giảm 7,8% so cùng kỳ. Năng suất giảm so cùng kỳ do diện tích trồng ngô lai kỳ này giảm, nhiều diện tích ngô ở vùng núi Bác Ái, Ninh Sơn trồng dưới rìa chân núi hoặc vùng đất khô cằn khó tiếp cận nguồn nước nên năng suất thấp có nơi chỉ đạt 16,2tạ/ ha, làm giảm chung năng suất ngô toàn tỉnh. Vụ sắn niên vụ 2018-2019, năng suất thu hoạch đạt 198,6tạ/ha, giảm 8,7 tạ/ha so cùng kỳ, sản lượng sắn đạt 88.936 tấn, tăng 48% so cùng kỳ do diện tích tăng 54,5%. Năm nay năng suất sắn giảm do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 8 và 9 gây mưa nhiều cuối vào cuối năm 2018 làm ngập úng nhiều diện tích sắn, làm giảm khả năng tạo củ sắn.

Cây mía niên vụ 2018-2019 vào thu hoạch từ tháng 12/2018 đến nay đã xong, diện tích mía thu hoạch 3.562 ha, tăng 0,8% so năm trước, năng suất 524,6tạ/ ha, giảm 45tạ/ ha, sản lượng mía thu hoạch đạt 186.871 tấn, giảm 7,2% so niên vụ trước (giảm 14.430 tấn).

Sản xuất vụ Hè Thu 2019, Tổng diện tích cây hàng năm gieo trồng vụ hè thu 2019 ước đạt 28.314 ha, giảm 0,3% so cùng kỳ. Trong đó: lúa ước đạt 14.301,2 ha, giảm 1% so cùng kỳ và vượt 5,8% so kế hoạch; do chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang cây trồng cạn, sử dụng ít nước để phù hợp với điều kiện khô hạn. Ngô và cây lương thực khác ước thực hiện 3.893,4 ha, tăng 5% so cùng kỳ; vượt 41,6% so kế hoạch. Cây lấy củ có chất bột đạt 67,2 ha, giảm 12,2% so cùng kỳ. Cây có hạt chứa dầu đạt 426,4 ha, tăng 3,4% so cùng kỳ; Nhóm rau đậu các loại đạt 4.567,5 ha, giảm 2,8% so cùng kỳ; nhóm cây gia vị ước thực hiện 291,5ha, giảm 12,1% so cùng kỳ, nhóm cây dược liệu 32,1 ha, giảm 24,6% so cùng kỳ; cây hàng năm khác đạt 1.172,7 ha, tăng 1,3%. Diện tích mía trong vụ hè thu là 3.562 ha, tăng 0,8% so cùng kỳ.

Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm hiện có 11.848,6ha, tăng 1,9% so cùng kỳ, cụ thể như sau:

Cây nho hiện có đạt 1.267,4ha, tăng 1,8% so cùng kỳ, diện tích trồng mới đạt 94,2ha, tăng 4,7 lần so cùng kỳ, tăng phần lớn từ diện tích trồng mới lại nho già cỗi phá gốc trước đó, một số mở rộng thêm do nho được giá và là cây đặc sản mang giá trị kinh tế cao của tỉnh được các ngành quan tâm. Ngoài ra, trong kỳ thực hiện mô hình chuyển đổi trồng nho trên diện tích đất lúa chân cao kém hiệu quả, nên diện tích nho trồng mới trong kỳ tăng cao.

Cây Xoài hiện có 422,9ha, tăng 0,2% so cùng kỳ; diện tích trồng mới 8,7ha, giảm 13% cùng kỳ. Hiện cây xoài trồng mới không nhiều do đang trong giai đoạn mùa khô, hộ dân đang đầu tư chăm sóc diện tích xoài cho sản phẩm.

Cây Táo hiện có 1.021,2ha, tăng 1,2% so cùng kỳ; diện tích trồng mới ước đạt 41,9ha, tăng mạnh so cùng kỳ, do có được sự quan tâm của các sở ngành về kỹ thuật và các mô hình sản xuất hiệu quả như mô hình bao lưới trên giàn táo, là mô hình đã khắc phục được bệnh ruồi vàng đụt quả, làm giảm đáng kể số lần phun thuốc, năng suất táo trong kỳ tăng so với mô hình không bao lưới, hộ dân mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích.

Một số cây giá trị kinh tế cao được người dân đầu tư trong một vài năm gần đây như sầu riêng, bưởi da xanh, bơ... được trồng nhiều trên vùng khí hậu ẩm, mát như Ninh Sơn, Bác Ái. Diện tích sầu riêng hiện có 94,4 ha, tăng 25,5% so cùng kỳ; bưởi 330ha, tăng gấp đôi so cùng kỳ; bơ 7,5ha, tăng 3,7 lần so cùng kỳ. Một số cây không đạt giá trị kinh tế, diện tích giảm trong kỳ như: Đủ đủ, dứa, vú sữa, cam, chanh, nhãn... Số khác do không thích hợp điều kiện khí hậu, năng suất không đạt cao, diện tích giảm đáng kể như: cây cao su giảm 28,2%, tiêu giảm 14,3%, cà phê giảm 29,3%.

Cây Điều hiện chiếm tỷ trọng cao nhất (37% diện tích cây lâu năm toàn tỉnh), hiện có 4.456,9ha, tăng 4,7% so cùng kỳ. Điều được trồng nhiều ở các vùng núi bởi đặc tính dễ thích nghi kể cả vùng khô hạn, sỏi đá... được các hộ dân và các Ban quản lý rừng trồng theo dự án với hình thức trồng thả, ít chăm sóc. Điều trồng mới chủ yếu những tháng cuối năm khi vào mùa mưa.

b. Chăn nuôi

Đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không có các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra như cúm gia cầm, long mồm lở móng (dịch tả lợn Châu phi lay lan với tốc độ nhanh, đến nay đã xảy ra hơn 55 tỉnh, trong đó: không có Ninh Thuận).Tính đến ngày 31/5/2019, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, toàn tỉnh có xuất hiện một số loại bệnh trên gia súc như Tụ huyết trùng trâu bò 70 con, heo 73 con và chết 13 con; LMLM heo 46 con và chết 1 con; bệnh phó thương hàn heo 46 con và chết 7 con; bệnh E.coli heo 104 con và chết 7 con; bệnh Gumboro gà 675 con và chết 226 con;..

Đàn trâu, bò: Đàn trâu hiện có 3.885 con, tăng 0,7% so cùng kỳ; Đàn bò 120.455 con, tăng 6,9% so cùng kỳ, nguồn thức ăn đang khan hiếm, đồng cỏ tự nhiên không đủ đáp ứng, xu hướng chung các hộ hiện nay là không tăng số lượng đàn nhiều, loại thải con kém, giữ đàn con khỏe mạnh để tăng chất lượng đàn.

Đàn heo: 93.387 con, giảm 4,3% so cùng kỳ, trong đó: heo thịt 70.328 con, chiếm 75,3% và giảm 4,3% so cùng kỳ; heo nái 13.421 con, chiếm 14,4% tổng đàn và giảm 12,1% so cùng kỳ. Sản lượng thịt heo hơi giết thịt 6 tháng đầu năm ước đạt 8.687,3 tấn, tăng 0,2% so cùng kỳ. Nhận định chung, đàn heo trong kỳ giảm xuống do tác động của thị trường tiêu thụ, giá heo hơi từ sau Tết Nguyên đán bắt đầu có xu hướng giảm xuống (từ 44,3 nghìn đồng/kg tháng 1 xuống còn 39,6 nghìn đồng/kg tháng 5), tần suất xuất chuồng tăng chậm; mặt khác ảnh hưởng dịch tả lợn Châu phi phần nào làm giảm nhu cầu tiêu dùng và sức cung ứng người nuôi. Các hộ nuôi theo nhiều nhóm qui mô khác nhau (theo kết quả điều tra 1/4: nhóm nuôi qui mô nhiều nhất là từ 1-9 con, kế đến từ 300 con trở lên, từ 10-29 con, từ 30-99 con và thấp nhất là từ 100-299 con). Phần lớn các trang trại nuôi heo trong tỉnh được nuôi gia công cho Công ty chăn nuôi CP Việt Nam  nằm trong qui mô từ 300 con trở lên.

Đàn dê, cừu: Đàn dê, cừu hiện có 297.724 con, tăng 3,6% so cùng kỳ (dê 142.510 con, tăng 5,4%, đàn cừu 155.214 con, tăng 2,1%). Trong 6 tháng đầu năm, đàn dê, cừu phát triển bình thường, mức độ tái lập đàn mạnh và sức mua của thị trường cũng nhiều nên giá cả tiêu thụ ngày càng tăng. Xu hướng nuôi dê quy mô nhỏ ở đồng bằng và nuôi cừu ở quy mô lớn ở vùng núi đang được người nuôi mở rộng và phát triển mạnh làm giảm đi việc chăn thả của đàn bò.

Đàn gà: hiện nuôi có 985,78 nghìn con, tăng 0,9% so cùng kỳ, trong đó: gà thịt chủ yếu là gà ta 720,81 nghìn con, chiếm 73,1% tổng đàn và tăng 2,5% so cùng kỳ; còn lại gà đẻ trứng chủ yếu là gà công nghiệp 264,96 nghìn con, chiếm 26,9% và giảm 3,2%. Các hộ nuôi gà nuôi nhiều nhất là nhóm qui mô từ 1-49 con, kế đến từ 50-199 con, từ 4000 con trở lên; từ 200-999 con và thấp nhất từ 1000-3999 con (theo nhận xét từ kết quả điều tra kỳ1/4/2019).

Đàn vịt, ngan, ngỗng: trong tỉnh phát triển chủ yếu phụ thuộc vào số lượng nuôi vịt chạy đồng, được phát triển nhiều trước khoảng 2 tháng khi vào vụ thu hoạch lúa. Riêng số lượng vịt nuôi tại hộ ít, quy mô nhỏ lẻ từ 5-7con/ hộ chủ yếu dùng trong gia đình, tận dụng thức ăn dư thừa, mang tính chất hàng hóa thấp. Đàn vịt hiện nuôi có 634,99 nghìn con, tăng 11,3% so cùng kỳ, trong đó: vịt đẻ trứng 211,57 nghìn con, chiếm 33,3% và giảm 13%. Các hộ nuôi vịt nuôi nhiều nhất là qui mô từ 200 con trở lên, kế đến từ 500-1999 con, từ 200-499 con, từ 1-49 con và thấp nhất từ 50-199 con (theo nhận xét từ kết quả điều tra kỳ1/4/2019). Số lượng ngan, ngỗng trong tỉnh nuôi tại gia đình chủ yếu tận dụng thức ăn thừa, rơi vãi, chưa phải sản xuất hàng hóa. Số lượng đàn ngan hiện có 16,92 nghìn con, giảm 28% so cùng kỳ; riêng đàn ngỗng nuôi tiêu khiển trong gia đình là chính, hiệu quả kinh tế không cao nên số lượng ít, hiện có 2,45 nghìn con, giảm 14,2% so cùng kỳ.

2.2. Lâm nghiệp

Tình hình lâm nghiệp của tỉnh trong  6 tháng đầu năm 2019 chủ yếu tập trung vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng. Hiện nay kế hoạch trồng rừng theo các chương trình, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt và phân bổ cho các BQLR và các đơn vị Lâm nghiệp bao gồm: Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững theo Quyết định số 128/QĐ-SNNPTNT ngày 09/4/2019; Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (Dự án Jica); Dự án trồng mới, phục hồi và kết hợp QLBVR chống xâm thực bờ biển (Dự án SPR-CC); Trồng rừng thay thế từ Quĩ BVPTR... Các BQLR và đơn vị Lâm nghiệp của tỉnh đang chuẩn bị các khâu thiết kế, làm đất và ươm cây giống cho kế hoạch trồng rừng năm 2019. Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước thực hiện 652,13 ha bằng 33,5% so cùng kỳ (năm 2 là 276,53 ha, năm 3 trở lên là 375,6 ha).

Trong 6 tháng đầu năm 2019, khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của tỉnh chủ yếu từ hộ cá thể ước đạt 1.240 m3, tăng 1,3% so cùng kỳ; củi 5.950 ster, giảm 1,6% so cùng kỳ. Xu hướng thu nhặt củi và làm than củi của hộ gia đình ngày càng giảm do nhu cầu sử dụng điện, ga thay thế ở nông thôn tăng cao trong các năm gần đây. Đối với các loại lâm sản khai thác ngoài gỗ, do thời tiết trong 6 tháng đầu năm tương đối thuận lợi nên hầu hết các sản phẩm này đều tăng so cùng kỳ: tre/lồ ô ước đạt 1.378,5 nghìn cây, tăng 6%; cây le 19.008 nghìn cây, tăng 8%; rau rừng các loại ước đạt 78,3 tấn, tăng 9,5%; nấm các loại 11,2 tấn, tăng 4,4%; măng tươi 346,5 tấn, tăng 2,5%; mật ong rừng 1,43 tấn, tăng 2,1%..

Tình hình vi phạm lâm luật 6 tháng đầu năm nay giảm nhiều so cùng kỳ. Tính đến ngày 15/5/2019, theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tổng số vụ vi phạm được phát hiện có 181 vụ giảm 60 vụ (giảm 24,9%), trong đó: phá rừng trái phép 30 vụ, tăng 3 vụ (tăng 11,1%) với diện tích bị phá 23,29 ha; cháy rừng dưới thảm thực vật 16 vụ, tăng 2 vụ (tăng 14,3%) với diện tích bị cháy 6,3 ha; vi phạm qui định về khai thác gỗ và lâm sản 2 vụ, giảm 6 vụ (giảm 75%); mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép 37 vụ, giảm 56 vụ (giảm 60,2%). Phương tiện, lâm sản bị tịch thu bao gồm 26 xe máy và 13 phương tiện khác; 44,26m3 gỗ gồm 17,05m3 gỗ tròn và 27,21m3 gỗ xẻ các loại với tổng số tiền phạt nộp vào ngân sách hơn 617 triệu đồng.

2.3. Thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 54,3 nghìn tấn, tăng 1,3% so cùng kỳ 2018; trong đó khai thác đạt 50,5 nghìn  tấn, tăng 0,9%; nuôi trồng 3,8 tấn, tăng 7,2%. Chia ra: cá các loại đạt 48,7 nghìn tấn, tăng 3%; tôm các loại đạt 2,5 nghìn tấn, tăng 7,9%; thủy sản khác 3,1 nghìn tấn, giảm 22,5%.

Tình hình thời tiết không thuận lợi trong quý I, trong 3 tháng này ngư trường từ Bình Thuận đến Cà Mau cá nổi xuất hiện không nhiều, chỉ có tập trung vào dịp trước và trong tết nguyên đán Kỷ Hợi; khoảng 75% tàu cá hoạt động khai thác thủy sản, sản lượng khai thác biển quý I đạt 22,7 nghìn tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ.Trong quý II, từ tháng 4 đến nay (thời gian đầu khai thác cá vụ Nam) tình hình thời tiết có thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản (biển êm), nhưng ngư trường cá nổi (cá cơm) vẫn chưa xuất hiện như mọi năm, lượng cá cơm, cá nục không cao so với cùng kỳ nhưng các loại cá và thủy sản khác xuất hiện nhiều hơn. Hoạt động khai thác, thời gian này lượng tàu tham gia khai thác khoảng 95%. Ước sản lượng khai thác quý 2 đạt 27,8 nghìn tấn, tăng 2,7% so quý 2 cùng kỳ năm 2018. Nhìn trong trong 6 tháng đầu năm 2019 lượng cá nổi(như cá cơm, cá nục) xuất hiện ít, không bằng cùng kỳ. Đặc biệt loại thủy sản khác (ruốc khuyết) không xuất hiện nhiều như năm 2018, nhưng bù lại các loại cá và thủy sản khác có giá trị (cá ngừ, tôm..) xuất hiện nhiều hơn.

Tổng số tàu thuyền khai thác toàn tỉnh (theo rà soát ở các xã phường và kết quả điều tra) hiện có 2.309 chiếc /345.008 CV và 70 chiếc tàu dịch vụ hậu cần/23.055 CV.

Tổng sản lượng giống thủy sản sản xuất 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 16.700 triệu con, tăng 13% so với cùng kỳ 2018, trong đó: tôm sú giống ước đạt 4.119 triệu con, tăng 19% so với cùng kỳ, tôm thẻ giống ước đạt 12.497 triệu con, tăng 11,2% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm là mùa vụ sản xuất tôm giống chính trong năm, phục vụ nhu cầu thả nuôi tôm sú và nuôi tôm thẻ thâm canh tại các tỉnh miền Nam, vì vậy hầu hết các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh trong kỳ vào hoạt động sản xuất.

Việc sản xuất tôm giống bên cạnh sản lượng xuất đạt cao thì công tác kiểm tra, kiểm dịch hoạt động sản xuất kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo vệcho thương hiệu giống tôm của tỉnh. Đồng thời thông qua việc ký kết biên bản hợp tác tăng cường công tác quản lý chất lượng giống thủy sản với các tỉnh miền Tây nên hạn chế được tình trạng xuất tôm theo dạng “hàng chợ”.

3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2019 ước tăng 2,04% so cùng kỳ 2018 (chỉ số quý cùng kỳ năm trước tăng 12,43%). Một số sản phẩm chủ yếu như: muối biển, tôm đông lạnh, đường rs, muối chế biến, bia đóng lon, may mặc,... chiếm tỷ trọng quyền số giá trị cao nhưng chỉ số sản xuất giảm hơn so với cùng kỳ, các sản phẩm chủ yếu này đều không đạt kỳ vọng đã tác động chỉ số sản xuất chung toàn ngành tăng trưởng đạt thấp so với cùng kỳ 2018.

Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 (tính theo giá so sánh 2010)  ước đạt 3.453,8 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ 2018.

3.1. Đánh giá chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế

+ Công nghiệp khai khoáng: chiếm tỷ trọng 15,62% (cơ cấu chỉ số sản xuất toàn ngành), chủ yếu hoạt động khai thác đá xây dựng và hoạt động khai thác muối biển. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng 6 tháng đầu năm ước đạt 91,8% so cùng kỳ, (tác động giảm 1,28 điểm % chỉ số chung ngành công nghiệp); trong đó, hoạt động khai thác đá xây dựng tăng 30,1% so cùng kỳ (phục vụ cho các công trình nhà máy điện mặt trời của tỉnh), khai thác muối biển chỉ đạt 73,4% cùng kỳ do khắc phục hậu quả mưa lũ cuối năm 2018 gây sạt lở, sản lượng khai thác đạt thấp trong quý I (giảm 48% cùng kỳ).

+ Công nghiệp chế biến, chế tạo: chiếm tỷ trọng 61,86% (cơ cấu chỉ số sản xuất toàn ngành), chỉ số sản xuất ước 6 tháng đầu năm giảm 4,9% so cùng kỳ, tác động giảm 3 điểm % chỉ số sản xuất chung. Trong đó: Sản xuất chế biến thực phẩm, dự ước giảm 3,5% , bao gồm các ngành: chế biến thủy sản (tôm đông lạnh) giảm 21,5%; chế biến nhân điều tăng 43,3%; sản xuất tinh bột mì tăng 37,5%; sản xuất đường (rs) giảm 54%; chế biến muối thực phẩm giảm 19,5%. Sản xuất đồ uống (chủ yếu bia đóng lon các loại), giảm 10,8% so cùng kỳ. Sản xuất vật liệu xây dựng ước tăng 3,1% so cùng kỳ, trong đó: sản xuất xi măng tăng 17,5%; sản xuất gạch đất nung giảm 1,9%;  Ngành dệt (SX sợi, khăn bông) ước tính giảm 11,1%. Ngành sản xuất trang phục giảm 13,3% so cùng kỳ.

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện... : chiếm tỷ trọng 16,16% (cơ cấu chỉ số sản xuất toàn ngành), chỉ số sản xuất dự tính 6 tháng đầu năm tăng 25,9%, góp phần  tăng 4,2 điểm % vào chỉ số toàn ngành. Trong đó, sản xuất điện tăng 32,1% và phân phối điện tăng 10,5% so cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm mới điện gió, điện mặt trời ước đạt 240 triệu kwh, chiếm 25,4% sản lượng sản xuất 6 tháng đầu năm 2019.

+ Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác ...: chiếm tỷ trọng 6,37% (cơ cấu chỉ số sản xuất toàn ngành), chỉ số sản xuất dự tính tăng 10% so cùng kỳ; trong đó hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 9,1% cùng kỳ; xử lý thu gom rác thải tăng 12,7% so cùng kỳ.

3.2. Đánh giá sản xuất sản phẩm chủ yếu so với cùng kỳ

+ Khai thác muối các loại: những tháng đầu năm 2019 tình hình thời tiết thuận lợi, tuy nhiên do hậu quả mưa lũ cuối năm 2018 gây sạt lở đồng muối, sản lượng quý 1 chỉ đạt 48% cùng kỳ vì phải tập trung sửa chữa hạ tầng. Bên cạnh đó lượng tiêu thụ chậm, muối tồn kho còn nhiều (ước tính 160 ngàn tấn đến cuối tháng 5, cao hơn 30% lượng sản xuất), giá tiêu thụ bình quân 1.000 đ/kg. Sản lư­ợng muối khai thác 6 tháng đầu năm ­ước đạt 168,3 ngàn tấn, giảm 26,6% so cùng kỳ (làm giảm 1,94 điểm % chỉ số chung).

+ Tôm đông lạnh: là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao (7,74%) trong tổng giá trị toàn ngành, có tác động nhiều đến tốc độ tăng tr­ưởng chung, do sản lượng tiêu thụ đạt thấp và nguyên liệu không đáp ứng đủ nên 6 tháng đầu năm sản xuất ước đạt 2.552 tấn, giảm 21,5% so cùng kỳ (làm giảm 1,67 điểm % chỉ số chung).

+ Bia các loại: dự kiến sản xuất trong 6 tháng đầu năm đạt 29 triệu lít, giảm 12,2% so cùng kỳ; đây là sản phẩm có giá trị gia tăng đóng góp nhiều trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và toàn ngành công nghiệp (chiếm 11,6% tỷ trọng giá trị tăng thêm toàn ngành), sản lượng làm giảm 1,41 điểm % chỉ số sản xuất chung toàn ngành.

+ Hạt điều khô: tuy vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm vốn phục vụ dự trữ nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2019 sản xuất 2.237 tấn, tăng 43,3% so cùng kỳ (tác động tăng 2,92 điểm % chỉ số chung).

+ Sản xuất đ­ường: ­sản xuất ước đạt 9,9 nghìn tấn, giảm 54% so cùng kỳ, do ảnh hưởng mưa lũ cuối năm 2018, mía nguyên liệu không đáp ứng đủ theo yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp (làm giảm 1,06 điểm % chỉ số chung).

+ Sản xuất tinh bột mỳ: dự kiến trong 6 tháng sản xuất 9,3 nghìn tấn, tăng 32% so cùng kỳ. Nguyên liệu cung cấp đáp ứng nhu cầu sản xuất, giá tiêu thụ bình quân sản phẩm tăng 10% so cùng kỳ.

+ Điện sản xuất 6 tháng đầu năm ước đạt 945,7 triệu kwh, so cùng kỳ tăng 32,1% (tác động tăng 3,75 điểm % chỉ số chung). Trong đó sản lượng điện gió (3 dự án) đạt 62 triệu kwh; điện mặt trời (7 dự án) đóng góp ước đạt 178 triệu kwh, dự kiến điện mặt trời sản xuất trong tháng 6 đạt 104 triệu kwh, tuy nhiên so với kế hoạch tiến độ của các dự án năng lượng tái tạo thực hiện còn chậm.

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đạt mức tăng trưởng thấp so cùng kỳ năm trước và chưa đạt kế hoạch chung; trong đó ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng giảm (-4,9%) do năng lực mới tăng thêm hầu như không có; riêng ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù tăng (+25,9%) nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra.

4. Hoạt động dịch vụ

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2019 đạt: 11.126,4 tỷ đồng, tăng 13,98% so với cùng kỳ năm 2018. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước thì, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 577,4 tỷ đồng, tăng 11,20%; Kinh tế Tập thể đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 11,31%; kinh tế tư nhân đạt 3.936,6 tỷ đồng, tăng 12,51%; kinh tế cá thể đạt 6.482,6 tỷ đồng, tăng 15,06%; kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài đạt 117,9 tỷ đồng, tăng 19,79%.

4.1. Bán lẻ hàng hóa

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.485,3 tỷ đồng chiếm 76,26% tổng mức và tăng 13,8% so với cùng kỳ 2018, trong đó, các ngành chiếm tỷ trọng cao như: ngành Lương thực, thực phẩm đạt 3.631,9 tỷ đồng, chiếm 42,8% doanh thu bán lẻ và tăng 13,7%; xăng dầu các loại đạt 1.143,1 tỷ đồng chiếm 13,5% và tăng 14,5%; Gỗ và vật liệu xây dựng đạt 811,7 tỷ đồng, chiếm 9,6% và tăng 11,5%; Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 602,1 tỷ đồng, chiếm 7,1% và tăng 16,4% so với cùng kỳ 2018.

Trong 6 tháng đầu năm 2019 nguồn cung hàng hóa dồi dào, do đó tình hình giá cả tương đối ổn định, hàng hoá được lưu thông thông suốt, mặc dù một số mặt hàng rau củ, trái cây, bia, thủy hải sản… tăng trong dịp Tết Nguyên đán, song mức tăng tương đương với cùng Tết năm trước, không có sự tăng giá đột biến làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường.. Nhằm phục vụ tốt nhu cầu hàng hóa Tết, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức 65 chuyến bán hàng lưu động/34 xã/6 huyện đưa hàng hóa về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và mở 09 điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn tỉnh. Tại các chợ, cửa hàng, siêu thị... hàng hóa được bày bán đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân. Nhìn chung, giá cả hàng hoá đến thời điểm này tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng sốt giá, khan hiếm.

4.2. Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1.690,8 tỷ đồng chiếm 15,2% so tổng mức và tăng 15,1% so với cùng kỳ 2018. Trong đó: Kinh tế ngoài Nhà nước đạt 1.595,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,3% và tăng 14,1% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 95,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,7% và tăng 20,6% so cùng kỳ.

Hoạt động du lịch, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2019 của tỉnh khá sôi động và có sự đổi mới so với các năm, nhiều cơ sở lưu trú du lịch tăng cường đầu tư, chất lượng dịch vụ và các chương trình ngày càng mang tính chuyên nghiệp, đẳng cấp; cùng với khuynh hướng du khách ưa chuộng khám phá du lịch sinh thái và biển (Ninh Thuận là một trong những địa phương có những lợi thế trên), đồng thời sự kiện Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2019 cũng là một trong những điểm nhấn trọng tâm của du lịch tỉnh nhà trong 6 tháng qua, thu hút lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng mạnh, công suất sự dụng phòng trên 100% (tính cả nhà nghỉ, homestay).

4.3. Vận tải hàng hóa và hành khách

  Doanh thu vận tải ước đạt 618,3 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó doanh thu vận tải hàng hóa đạt 388,7 tỷ đồng, tăng 11,6% và doanh thu vận tải hành khách đạt 194,6 tỷ đồng, tăng 12,3%. Vận chuyển hành khách đạt 3,52  triệu lượt hành khách, tăng 11,6%; luân chuyển hành khách đạt 277 triệu hk.km,  tăng 10,7%  so với cùng kỳ năm 2018. Vận chuyển hàng hóa đạt 3,65 triệu tấn hàng hóa, tăng 10,6%; luân chuyển hàng hóa đạt 277,2 triệu tấn.km, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Tình hình hoạt động vận tải 6 tháng năm 2019 ổn định và đáp ứng nhu cầu đi lại tham quan của nhân dân cũng như vận chuyển hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động vận tải hành khách nhờ dịp tết Nguyên đán và dịp lễ ngày kỷ niệm… lượng khách lưu thông tăng hơn, chủ yếu ngành vận tải hành khách liên tỉnh.

Các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ về kinh doanh vận tải, trật tự bến bãi luôn được duy trì ổn định; việc kê khai giá cước được các Doanh nghiệp vận tải chấp hành nghiêm túc, không để tình trạng ứ đọng trong các ngày tết và sau tết. Về công tác tuần tra, thanh tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, công tác truyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cũng được các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng thực hiện duy trì thường xuyên, không để hiện tượng chở quá tải, chở các hàng hóa, chất dễ cháy nổ trên xe.

4.4. Bưu chính viễn thông

Phát triển 2.732 thuê bao điện thoại (706 thuê bao di động trả sau và 2.089 thuê bao di động trả trước). Tổng số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh là 662.035 thuê bao (trong đó điện thoại cố định 46.000 thuê bao; di động trả sau 29.476 thuê bao và di động trả trước 586.559 thuê bao), đạt mật độ 111,2 thuê bao/100 dân (trong đó mật độ điện thoại cố định và di động trả sau đạt 12,7 thuê bao/100 dân). Phát triển 1.701 thuê bao internet băng rộng (410 thuê bao internet cố định, 1.291 thuê bao internet di động); tổng số thuê bao internet băng rộng trên toàn tỉnh là 276.311 thuê bao (trong đó internet cố định băng rộng là 80.810 thuê bao, internet băng rộng di động là 195.501 thuê bao). Mật độ internet trên toàn tỉnh là 87 thuê bao/100 dân, trên địa bàn tỉnh hiện có 09 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình cáp: Có 182 điểm chuyển mạch, tăng 109 điểm so với thời điểm cuối năm 2018; 284 tuyến viba, tăng 115 tuyến so với thời điểm cuối năm 2018; 84 tuyến cáp đồng dài 2.303 km; 775 tuyến cáp quang, tăng 205 tuyến với tổng chiều dài 6.691 km, tăng 872 km so với thời điểm cuối năm 2018, 1.455 trạm BTS (502 trạm 2G, 640 trạm 3G, 313 trạm 4G), 652 vị trí trạm BTS (216 vị trí cột ăngten sử dụng chung), 09 trạm điều khiển thông tin di động BSC. Các hệ thống Wifi công cộng miễn phí được duy trì hoạt động ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách trong việc kết nối internet, tiếp cận được nhiều loại hình thông tin có giá trị phục vụ tốt cho yêu cầu công việc, học tập và giải trí.

Về bưu chính, chuyển phát toàn tỉnh có 02 doanh nghiệp và 09 Văn phòng đại diện hoạt động bưu chính, chuyển phát. Có 101 điểm phục vụ bưu chính tăng 30 điểm so với thời điểm cuối năm 2018 (trong đó: 31 bưu cục; 39 bưu điện văn hóa xã; 31 điểm phục vụ thuộc loại hình khác). Bán kính phục vụ là 3,26 km/1 điểm, giảm 0,63 km/1 điểm so với thời điểm cuối năm 2018 và bình quân 5.940 người/1 điểm phục vụ giảm 2.430 người/1 điểm phục vụ so với thời điểm cuối năm 2018. Tình hình hoạt động bưu chính, chuyển phát trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến, phát triển tốt, sản lượng bưu gửi và doanh thu tăng trưởng khá; sản lượng hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện được các tổ chức, cá nhân chọn hình thức vận chuyển qua dịch vụ bưu chính ngày càng tăng đặc biệt là dịch vụ chuyển phát hàng hóa được mua sắm qua môi trường mạng internet; công tác bảo đảm an toàn an ninh và chất lượng dịch vụ trong hoạt động bưu chính được các doanh nghiệp quan tâm triển khai, thực hiện.

II.ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Đầu tư và xây dựng

Công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư được các ngành chức năng triển khai tích cực, đặc biệt là vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Thời gian qua các ngành và địa phương đã và đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Vốn đầu tư phát triển thực hiện 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.521,9 tỷ đồng, tăng 109,9% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: Khu vực nhà nước đạt 1.007 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng vốn và giảm 33,1%( trong đó vốn nhà nước Trung ương quản lý : 380,4 tỷ đồng giảm 42,1%, vốn nhà nước địa phương : 626,6 tỷ đồng bằng 26,1%). Khu vực ngoài nhà nước đạt 5.129,9 tỷ đồng, chiếm 60,2% tăng 157,1 %. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.385 tỷ đồng, chiếm 28 % tăng 326,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Nguyên nhân nguồn vốn đầu tư  6 tháng đầu năm 2019 tăng chủ yếu do nguồn đầu tư doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động trong lĩnh vực điện mặt trời tăng cường đầu tư kịp đưa điện hòa lưới trong tháng 6 để hưởng chế độ ưa đãi về giá mua điện theo chủ trương của chính phủ, đã tác động đưa 6 tháng đầu năm 2019 tăng 109,9% ( giá trị tăng tương ứng: 4.463,3 tỷ đồng ) so cùng kỳ năm trước .

2. Tài chính, ngân hàng

a.Tài chính

Trong 6 tháng đầu năm 2019, thu ngân sách nhà nước duy trì tiến độ khả quan, chi ngân sách đáp ứng kịp thời các yêu cầu đầu tư phát triển, chi trả nợ, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2.416 tỷ/2.700 tỷ đồng, đạt 89,5% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó: Thu nội địa 1.416 tỷ/2.400 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2018; Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 1.000 tỷ đồng, đạt 333% kế hoạch.

- Có 15/16 khoản thu ước đạt và vượt tiến độ dự toán HĐND tỉnh giao, gồm: Thu từ khu vực DNNN trung ương ; Thu từ khu vực DNNN địa phương; thu từ DN có vốn ĐTNN; thu từ khu vực CTN và dịch vụ NQD; thu thuế TNCN; thu tiền sử dụng đất; thu thuế SDĐ phi nông nghiệp; thu tiền cho thuê đất; thu thuế Bảo vệ môi trường; thu lệ phí trước bạ; thu phí, lệ phí; thu cố định tại xã; thu cấp quyền khai thác khoáng sản; thu khác ngân sách và thu xổ số kiến thiết.

- Có 01/16 khoản thu chưa đạt tiến độ dự toán: các khoản thu quản lý qua ngân sách đạt 2,9% dự toán HĐND tỉnh giao.

Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước địa phương 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2.430 tỷ/5.352 tỷ đồng, đạt 45% dự toán năm. Trong chi ngân sách địa phương, đã bám sát theo Nghị quyết HĐND tỉnh và triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhất là kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác nước ngoài, kinh phí mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền. Đồng thời, tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước.

b. Ngân hàng

Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh thuận, Ước đến cuối tháng 6/2019, nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 14.300 tỷ đồng, tăng 2.153 tỷ đồng (+17,72%) so với cùng kỳ, tăng 1.070 tỷ đồng (+8,09%) so với cuối năm 2018, đạt 50,5% kế hoạch năm 2019. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư đạt 10.100 tỷ đồng, chiếm 70,63% trong tổng nguồn huy động, tăng 1.429 tỷ đồng (+16,48%) so với cùng kỳ, tăng 1.027 tỷ đồng (+11,32%) so với cuối năm 2018; tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt đạt 3.950 tỷ đồng, chiếm 27,62%, tăng 820 tỷ đồng (+26,20%) so với cùng kỳ, tăng 18 tỷ đồng (+0,46%) so với cuối năm 2018; phát hành giấy tờ có giá đạt đạt 250 tỷ đồng, chiếm 1,75%, giảm 96 tỷ đồng (+27,75%) so với cùng kỳ, tăng 25 tỷ đồng (+11,11%) so với cuối năm 2018.

Tổng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 21.500 tỷ đồng, tăng 1.883 tỷ đồng (+9,6%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: ngắn hạn đạt 18.340 tỷ đồng, chiếm 85,3%; trung và dài hạn đạt 3.160 tỷ đồng, chiếm 14,7%.

  Tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 19.894 tỷ đồng, tăng 1.800 tỷ đồng (+9,95%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: ngắn hạn đạt 17.487 tỷ đồng, chiếm 87,9%; trung và dài hạn đạt 2.407 tỷ đồng, chiếm 12,1%.

Tổng dư nợ tín dụng ước thực hiện đến 30/6/2019 đạt 22.400 tỷ đồng, tăng 3.132 tỷ đồng (+16,25%) so với cùng kỳ và tăng 1.606 tỷ đồng (+7,72%) so với cuối năm 2018, đạt 34,3% kế hoạch năm 2019.Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 10.650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,54% trong tổng dư nợ, tăng 1.302 tỷ đồng (+13,93%) so với cùng kỳ, tăng 853 tỷ đồng (+8,71%) so với cuối năm 2018; dư nợ trung, dài hạn đạt 11.750 tỷ đồng, chiếm 52,46%, tăng 1.830 tỷ đồng (+18,45%) so với cùng kỳ, tăng 753 tỷ đồng (+6,85%) so với cuối năm 2018.

Ước đến cuối tháng 6/2019, dư nợ xấu trên địa bàn là 170 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,76% so với tổng dư nợ, giảm 0,15% so với tỷ lệ 0,91% của cùng kỳ năm 2018 (số tuyệt đối giảm 5,4 tỷ đồng), tăng 0,16% so với tỷ lệ 0,60% tại thời điểm cuối năm 2018 (số tuyệt đối tăng 45,3 tỷ đồng).

Hoạt động tiền tệ, Ngân hàng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2019 tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Các TCTD trên địa bàn tiếp tục quan tâm dành nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên và tích cực triển khai chương trình tín dụng trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ, của Ngành và của tỉnh. Tín dụng chính sách được quan tâm thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Các TCTD  chấp hành nghiêm các quy định về tỷ giá và hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng; tăng cường thực hiện các biện pháp mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ; công tác quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng hoạt động ngân hàng và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương trên địa bàn của NHNN tỉnh được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, tuyệt đối an toàn, không để xảy ra sai sót, sự cố.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động Ngân hàng Ninh Thuận vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: về chất lượng tín dụng, nợ xấu tuy trong tầm kiểm soát nhưng tiềm ẩn rủi ro phát sinh cao và nợ nhóm 4, nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) do hoạt động một số DN có dư nợ lớn tiếp tục gặp khó khăn, chậm khôi phục, phá sản; công tác xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ chậm; cho vay phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao kết quả còn thấp.

3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

a. Xuất khẩu hàng hóa

6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 33,66 triệu USD, giảm 10,3% so cùng kỳ năm 2018, đạt 33,7% so kế hoạch năm (100 triệu USD). Chủ yếu vẫn 2 mặt hàng chủ lực của tỉnh: Hạt điều nhân ước đạt 20,90 triệu USD,chiếm tỷ trọng 62,1%, tăng 24,7%; thủy sản ước đạt 8,02 triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,8%, giảm gần 58% so cùng kỳ; hàng dệt may ước đạt 4,33 triệu USD, tăng hơn 147%; các mặt hàng khác (thủ công mỹ nghệ, nha đam,...) kim ngạch xuất khẩu không đáng kể, ước đạt 0,41 triệu USD.

Điểm nổi bật của xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 là sự gia tăng về trị giá xuất khẩu của hàng dệt may, trong đó đóng góp đáng kể là Công ty CP Dệt may Quảng Phú. Ngay khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019, doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống, chủ lực của Công ty là thị trường Nhật Bản, nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan từ 4,8% xuống 0%. Ngoài ra, hạt điều nhân vẫn giữ vững thương hiệu, ổn định đơn hàng xuất sang các thị trường truyền thống, kim ngạch tăng gần 25% so cùng kỳ 2018.

Ngược lại, xuất khẩu tôm đông lạnh trong 6 tháng đầu năm 2019 giảm mạnh (58%) do nhiều nguyên nhân, trọng tâm là: thời gian nghỉ Tết nguyên đán kéo dài cả 01 tháng làm giảm thời gian hoạt động của doanh nghiệp; giá nguyên liệu tại Ấn Độ, giảm quá mạnh khiến doanh nghiệp vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt tại các thị trường lớn như Mỹ, Anh, Hà Lan; nguyên liệu tôm trong nước sụt giảm so cùng kỳ; tồn kho của các nhà nhập khẩu, nhất là Mỹ, còn nhiều do đối tác nhập hàng từ cuối năm 2018 với số lượng lớn. Ngoài ra, các mặt hàng khác chưa tham gia nhiều, chưa phát huy tiềm lực do chưa đáp ứng nhu cầu thị trường (như hàng TCMN, gốm truyền thống,...) hoặc chọn cách tập trung phát triển thị trường nội địa (đá granite, tôm giống).

b. Nhập khẩu hàng hóa

6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 433,32 triệu USD, tăng hơn 180 lần so cùng kỳ 2018, vượt 30,9% so với kế hoạch đề ra. Chủ yếu nhập khẩu mặt hàng tấm pin quang điện, hệ thống khung, giá đỡ, các thiết bị, linh kiện đi kèm,.. của các dự án điện mặt trời, điện gió. Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản, hạt điều đều tăng cao so cùng kỳ 2018.

4. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 06 năm 2019 giảm 0,24% so với tháng trước (khu vực thành thị giảm 0,32%, khu vực nông thôn giảm 0,15%); trong đó, chỉ số nhóm hàng hóa giảm 0,47% (nhóm hàng lương thực-thực phẩm giảm 0,54%, nhóm hàng phi lương thực-thực phẩm giảm 0,39%), chỉ số nhóm dịch vụ tăng 0,15% so với tháng trước; so với bình quân cùng kỳ năm trước, CPI tăng 2,75%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 04 có nhóm chỉ số giá  tăng với mức tăng như sau: đồ uống thuốc lá tăng 0,49%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,28%; giáo dục tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,29%. 04 nhóm có chỉ số giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,52%; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,25%; giao thông giảm 0,74%; văn hóa, giả trí và du lịch giảm 0,04%. Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông, và thiết bị đồ dùng gia đình tương đối ổn định.

CPI tháng 6/2019 giảm 0,24%. Nguyên nhân do giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm trong đó nhóm thịt gia súc tươi sống giảm mạnh nhất chủ yếu giá thịt heo giảm do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi đang xuất hiện tại các tỉnh lân cận, kéo theo giá các mặt hàng từ thịt gia súc giảm theo; giá một số mặt hàng lương thực giảm như gạo tẻ, ngô, khoai giảm do sản lượng nhiều, giá gạo xuất khẩu giảm kéo theo giá gạo tẻ giảm; giá gas điều chỉnh giảm mạnh từ ngày 01/06/2019, giảm 33.000 đồng/bình 12kg do giá gas thế giới giảm; giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm 2 lần liên tiếp vào ngày 01/06/2019 và ngày 17/06/2019 với tổng mức giảm cụ thể: xăng A95 giảm 1.490 đồng/lít; xăng Ron E5 giảm 1.270 đồng/lít; dầu diezen giảm 980 đồng/lít, góp phần làm CPI tháng này giảm so với tháng trước.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: giảm 0,52% so với tháng trước, nhóm này giảm chủ yếu giá gạo tẻ giảm 3,56% do giá gạo xuất khẩu giảm, sản lượng vụ đông xuân nhiều nên giá thóc giảm từ 500 đến 700 đồng/kg làm cho giá gạo tẻ các loại giảm theo; giá thịt heo giảm 5,69% do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi xuất hiện tại các tỉnh lân cận, người tiêu dùng có xu hướng hạn chế sử dụng các sản phẩm thịt heo; giá thịt heo giảm kéo theo giá nội tạng giảm. Tuy nhiên, mặt hàng thủy sản tươi sống tăng 0,71%; mặt hàng rau tươi, khô và chế biến tăng 3,88% do thời thiết không thuận lợi nên sản lượng đánh bắt thủy, hải sản giảm, sản lượng rau củ quả giảm nên giá một số mặt hàng này tăng; cũng chưa làm chỉ số nhóm này giảm nhiều so với tháng trước

- Nhóm đồ uống thuốc lá: tăng 0,49% so với tháng trước, nhóm này tăng do giá một số mặt hàng nước khoáng và nước có gas tăng 1,96%; bia các loại tăng 1,54% do nhu cầu tăng.

- Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng: tăng 0,28% so với tháng trước. Nhóm này tăng do thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao cộng với việc giá điện điều chỉnh tăng từ ngày 20/03/2019 góp phần làm chỉ số nhóm điện sinh hoạt trong tháng tăng 1,97%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,63%; dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,19% do giá công lao động phổ thông tăng vì nhu cầu xây dựng tăng, nguồn lao động phổ thông khan hiếm nên giá tăng. Tuy nhiên, sau 5 tháng giá gas liên tục tăng, từ ngày 01/6/2019 giá gas được điều chỉnh giảm mạnh, giảm 33.000 đồng/bình 12kg (chỉ số nhóm gas giảm 9,22%) do giá gas thế giới tháng 6/2019 vừa công bố ở mức 422,5 USD/tấn, giảm 105 USD/tấn so với tháng 5/2019, cũng chưa làm chỉ số nhóm này tăng cao so với tháng trước.

- Nhóm giao thông: giảm 0,74% so với tháng trước, nhóm này giảm chủ yếu giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm 2 lần liên tiếp vào ngày 01/6/2019 và ngày 17/06/2019 cụ thể: giá xăng A95 giảm 1.490 đồng/lít, xăng Ron E5 giảm 1.270 đồng/lít, dầu diezen giảm 980 đồng/lít; tính bình quân trong tháng thì chỉ số giá nhóm xăng, dầu diezen giảm 1,92% so với tháng trước.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch: giảm 0,04% so với tháng trước do giá hoa tươi giảm mà chủ yếu là giá hoa hồng giảm do nguồn cung nhiều, nhu cầu giảm.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác: tăng 0,29%, nhóm này tăng chủ yếu do giá vàng trang sức tăng 1,72% tăng theo giá vàng trong nước; giá một số đồ dùng cho thờ cúng tăng 1,90% do giá nguyên liệu đầu vào tăng và nhu cầu tăng.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI

1. Đời sống, lao động, việc làm-chính sách xã hội

Tổ chức các hoạt động thăm hỏi và tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 cho các đối tượng chính sách Người có công với cách mạng; người nghèo; bảo trợ xã hội và trẻ em... trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ định mức, đúng đối tượng, không để xảy ra sai sót, khiếu nại, qua đó tạo niềm tin, phấn khởi cho Nhân dân và dư luận đánh giá cao; công tác cấp phát gạo được thực hiện kịp thời, công khai, đúng đối tượng. Kịp thời giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo cho chính sách an sinh xã hội thực hiện được đầy đủ, giảm nghèo đi vào thực chất với chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, phong tục, tập quán và thiết thực nhằm đảm bảo “không để ai bị bỏ lại phía sau”; công tác người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm chỉ đạo.

Công tác giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo theo hướng việc làm có địa chỉ, việc làm ổn định. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2019, theo số liệu báo cáo của Sở Lao động thương binh và xã hội đã giải quyết việc làm mới 10.101 lao động/15.500 lao động đạt 65,11% kế hoạch giao, tăng 5,05% so với 6 tháng đầu năm 2018 . Trong đó: Lao động trong tỉnh: 3.056 lao động; lao động ngoài tỉnh: 6.925 lao động; xuất khẩu lao động: 120 lao động/150 lao động đạt 80% kế hoạch giao (Tập trung các thị trường: Malaysia: 01, Nhật Bản: 67, Hàn Quốc: 02, Arậpxêút: 47, Đài Loan: 01, Nga: 02).

Công tác tư vấn giới thiệu việc làm tiếp tục được đổi mới, mở rộng hướng tiếp cận của người lao động, kết quả 06 tháng đầu năm 2019 số người được tư vấn việc làm là 7.131/5.000 người, đạt 143,06% kế hoạch năm, số người được giới thiệu việc làm: 485 người, số người được tuyển dụng: 440 người. Tổng số tiền chi trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề theo Quyết định: 19,2 tỷ đồng.

Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từng bước được quan tâm chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của mọi tầng lớp; Phối hợp cùng Đoàn Resurge International (Hoa Kỳ) tổ chức khám, sàn lọc và phẩu thuật cho 270 người khuyết tật sứt môi, hở hàm ếch, sụp mi, sẹo bổng co rút,…. Kết quả có 147 bệnh nhân là trẻ em và có 81 bệnh nhân được phẩu thuật (64 trường hợp là trẻ em). Tổ chức nghiệm thu 16 Mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2018. Thực hiện chi trả kịp thời đầy đủ chế độ trợ cấp hàng tháng cho 1.032 trẻ em với kinh phí là 3,5 tỷ đồng có hoàn cảnh đặc biệt theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra 30 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích làm tử vong 10 em ( trong đó tử vong do đuối nước 08 em, 02 trẻ tử vong do sét đánh); xảy ra 04 trường hợp trẻ em bị xâm hại (Trong đó: huyện Ninh Phước: 02 trường hợp/ 5 em; huyện Ninh Sơn: 01 trường hợp/ 01 em và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: 01 trường hợp/ 01 em).

Tính đến ngày 30/5/2019 toàn tỉnh có 548 người liên quan đến hoạt động mại dâm, có 463 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm và 865 người nghiện ma túy.

2. Giáo dục

Thực hiện công tác tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 năm học 2019-2020 theo kế hoạch và phương thức tuyển sinh được phê duyệt. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020 diễn ra an toàn, đúng quy chế; triển khai thi môn Tiếng Anh bắt buộc theo lộ trình được UBND tỉnh phê duyệt đối với học sinh thi tuyển vào các trường THPT trên địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (THPT Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tháp Chàm); số lượng học sinh có mặt dự thi các môn thi đạt tỷ lệ trên 97%, riêng học sinh thi vào trường chuyên đạt tỷ lệ trên 99%.

Tổ chức kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập, xóa mù chữ năm 2018 đối với các huyện, thành phố; kết quả 7/7 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập xóa mù chữ năm 2018 và đề nghị Bộ GDĐT kiểm tra công nhận tỉnh Ninh Thuận đạt chuẩn phổ cập GD,XMC năm 2018.

Toàn tỉnh có 329 học sinh cấp THPT và 288 học sinh cấp THCS  dự thi 09 môn thi trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2018-2019; có 232 em được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh [Trong đó: cấp THCS có 117 em (04 giải Nhất, 34 giải Nhì, 79 giải Ba);  cấp THPT có 115 em (05 giải Nhất, 27 giải Nhì, 83 giải Ba)];tham dự thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia đạt 02 giải Ba và 06 giải Khuyến khích

Tính đến tháng 05/2019, tổng số trường đạt chuẩn là 118 trường, trong đó: trường phổ thông là 100/234 trường (Tiểu học 68 trường,THCS 29 trường, THPT 03 trường) đạt tỷ lệ 42,73%  tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước; trường mầm non 18/88 trường đạt tỷ lệ 20,5%, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Số trường Tiểu học triển khai học 2 buổi/ngày gồm 146/150 trường giảm 01 trường so với cùng kỳ năm trước; số học sinh Tiểu học học 2 buổi/ngày trì số học sinh như học kỳ I năm học 2018-2019 gồm có 33.723 hs/57.734 hs, đạt tỷ lệ 58,41%, giảm 5,05% so với cùng kỳ năm trước+Chất lượng giáo dục năm học 2017-2018

Chất lượng giáo dục học kỳ I năm học 2018 - 2019: Cấp Tiểu học xếp loại Năng lực và Phẩm chất đánh giá là Đạt trở lên có tỉ lệ duy trì trên 98%; tỷ lệ xếp loại Học lực từ Trung bình trở lên cấp THCS đạt 86,9% tăng 10,5%, cấp THPT đạt 82% tăng 1% so với năm học 2017-2018; tỷ lệ xếp loại Hạnh kiểm từ Trung bình trở lên đối với cấp THCS đạt 99,7% tăng 0,1%, cấp THPT đạt 98,9% tăng 0,6% so với năm học 2017-2018;

Tình hình học sinh bỏ học:  Số học sinh bỏ học của ba cấp học trong học kỳ I năm học 2018-2019 có 460 hs/112.330 hs có mặt đầu năm, chiếm tỷ lệ 0,41%, giảm 0,09% so với cùng kỳ; trong đó:

* Cấp Tiểu học 35 hs/57.734 hs có mặt đầu năm, chiếm tỷ lệ 0,06 %, giảm 0,02% so với cùng kỳ.

* Cấp THCS 222 hs/37.816 hs có mặt đầu năm, chiếm tỷ lệ 0,59%, giảm 0,2% so với cùng kỳ.

* Cấp THPT 203 hs/16.780 hs có mặt đầu năm, chiếm tỷ lệ 1,2%, giảm 0,24%  so với cùng kỳ.

3. Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong 6 tháng đầu năm 2019, đã phát hiện 742 trường hợp mắc bệnh Sốt xuất huyết, tăng 7,1 lần so với cùng kỳ (105 trường hợp); phát hiện 71 trường hợp mắc bệnh Tay chân miệng, giảm 29% so với cùng kỳ (100 trường hợp). Chưa có trường hợp tử vong do các bệnh trên. Các bệnh truyền nhiễm khác mắc tản phát như Quai bị 51 trường hợp; Thủy đậu 41 trường hợp; Tiêu chảy 858 trường hợp; bệnh Lỵ 78 trường hợp. Chưa phát hiện trường hợp mắc các loại Cúm A, bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh.

Phòng chống Sốt rét: Số bệnh nhân sốt rét là 34 trường hợp, tăng 161,5% so với cùng kỳ; số lượt người xét nghiệm 19.296, tăng 35,4%; ký sinh trùng sốt rét (+) 34 trường hợp, tăng 161,5% so với cùng kỳ; dân số được bảo vệ hóa chất 19.233 người, đạt 32% kế hoạch.

Phòng chống Lao COPD – Hen phế quản: Thu dung điều trị 340 trường hợp lao các thể, giảm 2,6%, trong đó có 186 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới, giảm 8,4%; tổng số bệnh nhân quản lý điều trị là 754 trường hợp, tăng 5,0%; số bệnh nhân AFB(+) mới trị lành 186 trường hợp, tăng 4,5%, đạt 49,7% kế hoạch; số lam thực hiện 7.330, tăng 4,9%. Số lượt khám COPD 2.634 lượt, tăng 135,6%; số bệnh nhân quản lý điều trị COPD 283, giảm 190,7%. Số lượt khám bệnh Hen 444 lượt, tăng 0,7%; số bệnh nhân quản lý điều trị Hen 71, tăng 86,8% so với cùng kỳ.

Phòng chống Phong: Tổng số khám để phát hiện bệnh Phong trong 6 tháng đầu năm là 15.060 người, tăng 17,1%, không phát hiện bệnh nhân mắc mới; tổng số bệnh nhân Phong đang quản lý là 194 trường hợp, giảm 02 trường hợp; số bệnh nhân đa hóa trị liệu 03 bệnh, giảm 02 bệnh với cùng kỳ; số lượt bệnh nhân được chăm sóc tàn tật 103, tăng 63,5% so với cùng kỳ.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng: Phát hiện mới 02 bệnh nhân Tâm thần phân liệt (TTPL), giảm 09 trường hợp; số bệnh nhân TTPL đang quản lý 658 trường hợp, trong đó điều trị ổn định đạt 97,6%. Số bệnh nhân động kinh mới phát hiện là 14, giảm 69,6%; số bệnh nhân động kinh đang quản lý 816 trường hợp, trong đó điều trị ổn định đạt 98,6%.

Tiêm chủng đầy đủ cho 3.907 trẻ dưới 1 tuổi đạt 33,9%; tiêm UV2 cho 3.616 phụ nữ có thai, đạt 37,4%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trong 6 tháng đầu năm đạt thấp là do tình hình thiếu vắc xin trong Dự án Tiêm chủng mở  rộng.

Số trẻ được sinh ra sống 5.551, so với cùng kỳ năm 2018 số trẻ sinh ra giảm 2,6%. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi: 1,7‰ (số liệu thống kê chưa đầy đủ). Số trẻ sơ sinh được cân 5.548, đạt 99,9% tổng số trẻ đẻ ra sống; số trẻ sơ sinh dưới 2500 gram là 293, chiếm 5,3% trong tổng số trẻ sơ sinh được cân.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, giám sát 5.073 trường hợp, phát hiện 17 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 15 trường hợp là người địa phương, giảm 03 trường hợp; 16 trường hợp chuyển sang AIDS, giảm 01 trường hợp; 06 trường hợp tử vong, tăng 05 trường hợp; 171 trường hợp được điều trị ARV, tăng 07 trường hợp; 53 trường hợp đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, tăng 05 trường so với cùng kỳ.Tính từ 1995 đến nay, toàn tỉnh có 511 trường hợp nhiễm HIV (nam 357, nữ 154), chuyển sang AIDS 378 trường hợp, tử vong do HIV/AIDS 202 trường hợp. Số người nhiễm HIV hiện còn sống là 309 người (trong đó có 176 trường hợp chuyển sang AIDS). Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS cộng đồng là 0,05%.

Công tác an toàn thực phẩm (ATTP) Toàn tỉnh tổ chức 147 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tại 4.425 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, có 3.997 cơ sở đạt (89,9%), 448 cơ sở không đạt (10,1%). Xử lý phạt tiền 05 cơ sở với tổng số tiền 34 triệu đồng; nhắc nhở 438 cơ sở.

Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tính đến ngày 31/5/2019 có 539.586/617.800 người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 84,58% dân số (chỉ tiêu 89%).

4. Hoạt động văn hóa- thể thao

Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của tỉnh, các hoạt động hưởng ứng và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tiêu biểu là tuyên truyền điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các tin bài, chuyên mục, phóng sự phản ánh trên các báo tập trung nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm phát triển kinh tế xã hội tại địa phương một cách kịp thời, đậm nét.

Tổ chức thành công các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 và các ngày lễ, sự kiện của đất nước và của tỉnh; và Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2019 được tổ chức thành công là một trong những sự kiện tiêu biểu với chuỗi các hoạt động đa dạng, sôi nổi, hấp dẫn được trải đều tại các địa phương trong tỉnh đã tạo sức lan tỏa và thu hút cao trong lòng nhân dân trong tỉnh, du khách và bạn bè gần xa, từ đó quảng bá, giới thiệu đặc trưng hình ảnh, đất nước, con người Ninh Thuận, tạo điều kiện phát triển du lịch tỉnh nhà. Bên cạnh đó, tiếp tục chú trọng chỉ đạo công tác đưa văn hóa về cơ sở, đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, phong trào thể dục thể thao quần chúng; tuyên truyền và thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh.

Công tác phát thanh và truyền hình; Tập trung nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ thông tin giải trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Số giờ phát sóng phát thanh đạt 8.000 giờ đạt 59,3% kế hoạch năm và phát sóng truyền hình địa phương 17.800 giờ đạt 50,9% kế hoạch năm; Tỷ lệ hộ nghe được Đài tiếng nói Việt Nam là 99%, tỷ lệ hộ xem được Đài Truyền hình Việt Nam là 99%..

Trong 6 tháng đầu năm 2019 đào tạo 15 đội thể thao ở 07 môn: Taekwondo, Điền kinh, Vovinam, Karatedo, Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua. Tham dự 06 giải thể thao quốc gia và 02 giải khu vực mở rộng và 01 giải Cụm thi đua;  đạt 23 huy chương các loại (Trong đó: Giải quốc gia 03HCV, 02HCB, 06HCĐ; Giải khu vực mở rộng 05HCV, 02HCB, 03HCĐ; giải Cụm thi đua 01HCV, 01HCB). Hướng dẫn tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Ninh Thuận năm 2019 trên toàn tỉnh; kết quả 65/65 xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức với 73.456 người (đạt 10,96% dân số) tham gia. Xây dựng kế hoạch, kiểm tra, phối hợp, tổ chức thành công các hoạt động thể thao biển (gồm các môn: Lướt ván diều, bóng đá bãi biển, đua thuyền rồng, đua ô tô địa hình trên cát, thả diều biểu diễn) tại Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2019. Tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước tỉnh Ninh Thuận năm 2019.

5. Tình hình cháy nổ

Trong tháng 6 năm 2019  trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ cháy, không thiệt hại về người, tài sản thiệt hại khoảng 4.050 triệu đồng. Trong đó: Một vụ cháy ô tô chở khách  trên quốc lộ 1 thuộc xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, không thiệt hại về người, tài sản thiệt hại khoảng 4 tỷ đồng, hiện chưa rõ nguyên nhân gây cháy; một vụ cháy nhà dân tại huyện Ninh Phước, không thiệt hại về người, tài sản thiệt hại khoảng 50 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện gây cháy. Lũy kế 6 tháng  đầu năm 2019 xảy ra 07 vụ cháy, giảm 3 vụ so cùng kỳ; không thiệt hại về người, tài sản thiệt hại khoảng 6,8 tỷ đồng, tăng 3,7 tỷ đồng so cùng kỳ.

6. An toàn giao thông (Số liệu tính từ ngày 16 tháng 5 năm 2019 đến ngày 15 tháng 6 năm 2019)

- TNGT đường bộ: Xảy ra 05 vụ (rất nghiêm trọng 01 vụ, nghiêm trọng 04 vụ); làm chết 06 người, bị thương 01 người; thiệt hại tài sản khoảng 6,2 triệu đồng. So với tháng 6/2018: Số vụ không tăng, không giảm; số người chết tăng 02 người (+50%); số người bị thương giảm 14 người (-93,3%); thiệt hại tài sản giảm 65,8 triệu đồng (-91,4%).

- VCGT đường bộ: Xảy ra 08 vụ; làm bị thương nhẹ 08 người; thiệt hại tài sản 20 triệu đồng. So với tháng 6/2018: Số vụ giảm 01 vụ (-11,1%); số người bị thương giảm 05 người (-38,5%); thiệt hại tài sản tăng 0,5 triệu đồng (+2,6%).

- TNGT và VCGT đường sắt, đường thủy: Không xảy ra So với tháng 6/2018:  không tăng, không giảm.

Tính chung 6 tháng năm 2019 (từ ngày 16/12/2018 đến ngày 15/6/2019) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận xảy ra 70 vụ tai nạn giao thông, làm chết 26 người, bị thương 73 người. So với cùng kỳ năm trước, giảm 3 tiêu chí, số vụ giảm 43 vụ, số người chết giảm 10 người, số người bị thương giảm 69 người./.

Tóm lại: Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh mặc dù trong bối cảnh có nhiều thách thức, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng (tăng 7,46%); So với các tỉnh từ Thừa thiên Huế đến Khánh hòa, Ninh thuận đứng thứ 2 chỉ sau Phú yên (9,22%). Mặc dù có một số ngành có sự tăng trưởng chưa theo kịch bản tăng trưởng và đáp ứng kế hoạch đề ra; Sản xuất nông nghiệp, thủy sản có nhiều khó khăn (tăng 1,55% so cùng kỳ); hoạt động SX công nghiệp,xây dựng có chuyển biến tích cực (tăng 13,85% so cùng kỳ); trong đó ngành Xây dựng tăng trưởng cao (tăng 33,35%) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá nhanh, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo. Hoạt động kinh doanh thương mại, lưu thông hàng hóa được tổ chức thông suốt, nguồn cung hàng hóa dồi dào, cân đối cung cầu trên thị trường được giữ vững, giá cả hợp lý. Các chủ trương, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ về ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đạt một số kết quả nhất định.Trong lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng, công tác chăm lo cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong dịp tết Nguyên đán được quan tâm thực hiện tốt hơn, qui mô giáo dục được duy trì và chất lượng giáo dục được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; về an ninh trật tự, chính trị được giữ vững./.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 1141
  • Trong tuần: 5748
  • Tất cả: 950620

Copyright © 2016 CỤC THỐNG KÊ TỈNH NINH THUẬN

ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, PHƯỜNG MỸ HẢI,  TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN

Điện thoại: 0259 3 830318  * Email: ninhthuan@gso.gov.vn